pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nhiễm độc thủy ngân và những điều cần biết
Nhiễm độc thủy ngân xuất hiện với dấu hiệu ban đầu là hiện tượng di cảm như tình trạng đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân. Rất ít người hít phải khói của kim loại này thường cảm thấy khó thở, bị ớn lạnh, mệt mỏi, xuất hiện tình trạng đau đầu và sốt.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thủy ngân
Thủy ngân là kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và khó có thể dễ dàng bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Trong khi đó, nhiễm độc thủy ngân hay còn gọi là ngộ độc thủy ngân, đây là một dạng ngộ độc kim loại do phơi nhiễm với thủy ngân dưới dạng nguyên tố, dạng bay hơi hoặc dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ.
Sau khi bị nhiễm độc thủy ngân sau thời gian phơi nhiễm với kim loại này, các dạng phơi nhiễm gồm:
- Phơi nhiễm theo đường tiêu hóa do ăn các loại thực phẩm tự nhiên có chứa thủy ngân dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ như ăn cá ngừ trăng, cá kiếm, cá mập, cá thu vua và cá ngói,...
- Phơi nhiễm theo đường không khí do hít phải thủy ngân bay hơi đã được chuyển hơi tại nhiệt độ phòng, đây được coi là dạng nguy hiểm nhất và rât độc hại đối với sức khỏe của con người.
- Tình trạng phơi nhiễm xảy ra do tiếp xúc trực tiếp qua da, cũng thuộc dạng thủy ngân bay hơi hoặc do trám răng bằng hỗn ống hoặc tiếp xúc với thủy ngân trong môi trường xung quanh do nghề nghiệp hoặc sống gần nguồn phơi nhiễm.
Thực tế, cuộc sống hiện đại tình trạng phơi nhiễm với thủy ngân xảy ra càng phổ biến hơn do môi trường làm việc hoặc do tai nạn gây rò rỉ loại chất này làm hóa hơi và phát tán kim loại này ra môi trường xung quanh đặc biệt xảy ra ở các nguồn nguyên liệu công nghiệp có chứa thành phần thủy ngân như nhiệt kế, áp kế, áp suất ké, van phao, sản xuất bóng đèn huỳnh quang,...
2. Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân
- Xuất hiện dấu hiệu ngứa, đây là dấu hiệu ngộ độc thủy ngân phổ biến xảy ra.
Sau khi cơ thể bị phơi nhiễm cấp tính với thủy ngân qua đường da thì con người sẽ có biểu hiện bị ngộ độc cấp thủy ngân trên da như dị cảm, ngứa, xảy ra tình trạng rát, sưng và đau, có cảm giác như bị côn trùng nhỏ bò trên hoặc dưới da, đổi màu da và bong tróc da.
- Nếu gặp phải tình trạng phơi nhiễm thủy ngân cấp tính qua đường hít, nếu hít phải khí thủy ngân hoặc thông qua đường ăn uống thì người bị nhiễm độc có thể có các biểu hiện bị ra mồ hôi, nhịp tim bị tăng nhanh hơn và tăng tiết nước bọt, tăng huyết áp.
- Đối với trường hợp trẻ em bị ngộ độc có thể xuất hiện dấu hiệu má, mũi, môi đỏ hồng, trẻ còn bị rụng tóc, răng và móng, xuất hiện phát ban trên da trong thời gian ngắn, yếu cơ và tăng tình trạng nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải một số dấu hiệu khác như rối loạn chức năng thận, các dấu hiệu tâm thần kinh như mất cảm xúc, giảm trí nhớ hoặc trẻ bị mất ngủ.
3. Nhiễm độc thủy ngân gây bệnh gì?
Tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người làm tổn thương não và gan khi con người hít, tiếp xúc hoặc ăn phải. Nhiễm độc thủy ngân gây ra nhiều nguy hại đối với cơ thể theo nhiều con đường.
- Nếu hít phải thủy ngân sẽ gây ra bệnh phổi nặng cấp tính, chúng khiến bệnh nhân có các triệu chứng ho, khó thở, bị đau rát, xuất hiện cảm giác tức ngực sốt. Triệu chứng này có thể giảm bớt sau 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp triệu chứng có thể trở nên nặng hơn như phù phổi cấp, bị suy hô hấp, xuất hiện co giật và có thể gây tử vong.
- Khi ăn phải các thực phẩm có chứa thủy ngân hữu cơ đặc biệt gặp phải khi ăn các loại cá biển sẽ gây ra nhiễm độc thủy ngân mạn tính. Biểu hiện của thần kinh là dị cảm, thất điều, bệnh nhân có thể bị suy nhược thần kinh, làm giảm thính giác và loạn vận ngôn, bị thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ và rối loạn cử động, tình trạng nặng có thể khiến người bệnh tử vong.
- Khi hít phải thủy ngân gây ra tam chứng kinh điển, xuất hiện tình trạng viêm lợi, chảy nước miếng, bị run giật tay, rối loạn thần kinh.
- Trẻ hít phải thủy ngân gặp phải các triệu chứng như mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, trẻ kém ăn và thường buồn bã.
- Nếu nuốt phải thủy ngân vô cơ gây phỏng niêm mạc miệng và gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đối với các trường hợp này xảy ra thường do trẻ nghịch ngợm và không may nuốt phải pin đồng hồ. Sau khi nuốt phải vài ngày bệnh sẽ chuyển biến thành hoại tử ống thận cấp và gây ra chứng suy thận, bị rối loạn nước và điện giải có thể khiến trẻ tử vong.
4. Phòng tránh ngộ độc thủy ngân
Nhiễm độc thủy ngân gây hại cho cơ thể con người, một số biện pháp có thể giúp giảm và hạn chế tình trạng phơi nhiễm với thủy ngân:
- Nên tránh phơi nhiễm với hơi thủy ngân đặc biệt là các khu vực có đám cháy, nhiệt độ cao vì hơi thủy ngân cực kỳ độc.
- Hạn chế nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân đặc biệt là vật dụng dễ vỡ như nhiệt kế thủy ngân. Khi phát hiện ra trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay. Tuyệt đối không móc họng, gây ói vì bản chất hành động này gây nguy hiểm hơn đối với trẻ.
- Tránh sử dụng và ăn các loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cao, đặc biệt các loại cá sống ở khu vực sâu của biển.
- Nếu nhận thấy những dấu hiệu nhiễm độc, người bệnh cần lập tức được đưa tới bệnh viện để kiểm tra ngay để nhận điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhiễm độc thủy ngân gây hại cho cơ thể nhưng có thể phòng tránh và giảm thiểu phơi nhiễm với chúng. Hi vọng những thông tin trên về thủy ngân, tác hại của thủy ngân và thủy ngân độc như thế nào có thể giúp ích cho bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.