Trẻ sinh non ở tuần 32, chỉ nặng 1,1kg mắc nhiều bệnh lý phức tạp, suy hô hấp, nhiễm khuẩn đa kháng. Sau 27 ngày điều trị, cân nặng bé đã được 1,9 kg. Bé tự thở, phản xạ bú và ăn được sữa mẹ.
Bệnh nhân đến BV thăm khám với thể trạng gầy yếu (32kg), cơ thể nhợt nhạt, yếu ớt, đi ngoài trên 20 lần/ngày, phân vàng lỏng, có khi phân đen. Tại BV, bệnh nhân được xác định bị nhiễm giun lươn và tiến hành điều trị theo phác đồ.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc, nhiễm khuẩn huyết, các nốt phỏng nước hoại tử đen ở cẳng chân phải. Tại BV, bệnh nhân được xác định nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus.
Khi con bị bỏng, thay vì đưa đến bệnh viện (BV), phụ huynh đã đắp thuốc lá của một thầy lang vườn. Sau khi đắp thuốc, vết bỏng của bệnh nhi không khỏi, trái lại còn bị nhiễm trùng, nhiễm độc.
Theo hướng dẫn, y tế xã/phường, quận/huyện sẽ điều trị ca bệnh đậu mùa khỉ không triệu chứng, ca bệnh nhẹ; Tuyến tỉnh, TƯ sẽ tiếp nhận ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng.
Sau khi nhập viện vết loét hoại tử lan rộng lên trên đùi và một phần bộ phận sinh dục; nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc... nên phải cắt cụt chân. Nguyên nhân do bệnh nhân bị đái tháo đường nhưng không điều trị.
Bệnh nhân ở nhà làm vườn, bỗng xuất hiện sốt kèm theo tức ngực, khó thở rồi suy hô hấp, nhiễm trùng huyết. Tại bệnh viện (BV) Bạch Mai, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốt mò.
Với mong muốn chân được thẳng, chị L.T.M. (47 tuổi, ở Hà Nội) đến spa để tiêm chất nghi là filler, sau đó bắp chân biến thành ổ áp xe. Theo các chuyên gia, không thể làm thẳng chân bằng tiêm filler vì còn liên quan đến cấu trúc xương.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng cơ thể có nhiều vết thương sâu ở phần ngực và cánh tay trái. Trước đó, bệnh nhi đã đi tắm biển, nhưng không biết đã chạm vào sứa và bị đốt.
Bị tắc mạch chi dưới, nhiễm khuẩn huyết, Lường Thị Thư (15 tuổi, dân tộc Lào, ở Sơn La), phải cắt bỏ một phần chân phải. Nhà nghèo, không có tiền điều trị nhưng em may mắn được các nhà hảo tâm hỗ trợ và tặng chiếc chân giả để dễ đi lại.