Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em: Hướng dẫn cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Nắng Mai
13/05/2021 - 17:12
Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em: Hướng dẫn cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ diễn ra thường xuyên hơn vào mùa hè. Hướng dẫn cách phòng bệnh tiêu chảy cấp dưới đây sẽ giúp phụ huynh hiểu đúng và phòng bệnh cho trẻ đúng cách.

Tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ xảy ra, các phụ huynh có con nhỏ đều cảm thấy lo lắng khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo có thể là bé bị tiêu chảy và nôn, mất nước, rối loạn điện giải.

1. Triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Phụ huynh có con nhỏ tuyệt đối không chủ quan trước tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ vì nếu không kịp thời điều trị, trẻ có thể bị tử vong.

Đặc biệt nguy hiểm hơn cả, bệnh tiêu chảy là bệnh có thể lây lan nhanh chóng, trở thành dịch lớn. Đối với những cu dân cư đông người, việc sử dụng chung nguồn thức ăn, sinh hoạt. Mùa hè là thời điểm nắng nóng ẩm và điều kiện này thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Các nguyên nhân gây ra tiểu chảy chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (Asiatic cholera) gây ra. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh còn có liên quan chặt chẽ với nguồn nước uống, điều kiện môi trường sống và an toàn thực phẩm, thói quen vệ sinh của mọi người.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị.

Các triệu chứng về tiêu chảy ở trẻ mẹ cần biết: Tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em là các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa như:

- Đầy bụng.

- Bụng sôi.

- Tiêu chảy liên tục, nhiều lần. (Ban đầu phân lỏng, sau đó phân toàn nước)

- Nôn. (nôn thức ăn, sau đó nôn nước).

- Người mệt lả.

Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em: Hướng dẫn cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ - Ảnh 2.

Tiểu chảy cấp khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hơn thường ngày - Ảnh Internet

- Có thể bị chuột rút.

- Biểu hiện mất nước: khát nước, da khô, nhăn nheo, huyết áp hạ,...

- Tiểu ít hoặc vô niệu.

- Chân tay lạnh.

- Không kịp thời điều trị trẻ có thể tử vong.

2. Các cách phòng bệnh tiêu chảy cấp

2.1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan, cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống bằng cách:

- Hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Cần có nhà vệ sinh sạch sẽ, phù hợp. Không đi vệ sinh bừa bãi, không đổ rác thải xuống ao hồ,.. Ngoài ra, không dùng phân tươi để bón cây trồng.

- Đảm bảo vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.

- Hạn chế ra vào các khu vực có dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân trong gia đình.

2.2. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Bảo vệ sức khỏe bằng cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, cần chú ý:

- Nghiêm túc ăn chín, uống sôi.

- Tuyệt đối không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn và chưa được chế biến, nấu chín. (tránh ăn nem chua, gỏi cá, tiết canh,...)

- Lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em: Hướng dẫn cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ - Ảnh 3.

Hướng dẫn trẻ cách rửa tay để đảm bảo an toàn trước dịch bệnh tiêu chảy - Ảnh Internet

- Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng

- Bảo quản thực phẩm nấu chín đúng cách.

- Giữ vệ sinh bằng cách rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến đồ ăn.

- Hạn chế tập trung ăn uống đông người trong vùng có dịch.

2.3. Sử dụng nước sạch

Nguồn nước sinh hoạt và ăn uống là cách phòng bệnh tiêu chảy cấp hiệu quả nhất:

- Sử dụng nguồn thức ăn, sinh hoạt sạch sẽ.

- Sát khuẩn nước bằng cloramin B đối với vùng có dịch tiêu chảy nếu không có nước máy.

- Tuyệt đối không đổ phân, chất thải, nước giạt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống các khu vực ao, hồ, giếng, sông hay suối để ngăn chặn lây lan bệnh.

3. Xử lý tiêu chảy cấp bằng cách nào?

Nếu có người bị tiêu chảy cấp, đặc biệt trẻ em nhanh chóng đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời nhận điều trị.

Không để bệnh nhân ở nhà, tự ý mua thuốc điều trị vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch cho gia đình, cộng đồng.

Những thông tin về cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trên hi vọng có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình khi dịch tiêu chảy cấp xảy ra.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm