Nhiều dự án của người dân tộc thiểu số góp mặt vào chung kết khởi nghiệp

25/10/2018 - 17:51
Có 11/34 dự án khởi nghiệp là của người dân tộc thiểu số góp mặt vào chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4.
Từ ngày 27-28/10, tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM sẽ diễn ra vòng chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ 4 với chủ đề “Phát triển tài nguyên bản địa bằng sức mạnh công nghệ”.
 
Theo Ban tổ chức, vòng chung kết có sự tham gia của 34 dự án. Trong đó, Bến Tre là tỉnh có nhiều dự án lọt vào vòng chung kết nhất với 7 dự án. Tiếp theo là Đồng Tháp với 5 dự án và Lâm Đồng 3 dự án.
 
Có 11/34 dự án là của người dân tộc thiểu số thực hiện gồm các dân tộc Xê Đăng, Churu, K'Ho, Nùng, Thái, Cờ Lao, Pu péo, H'Mông, Tày, Dao, Mường.
 
Có tới 11 dự án khởi nghiệp do người dân tộc thiểu số thực hiện lọt vào chung kết khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ 4.

 

 
Hầu hết sản phẩm của các dự án lọt vào chung kết cuộc thi đã được thương mại hóa, đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, thể hiện rõ mục tiêu và khát vọng vươn xa hơn, nâng cao được chuỗi giá trị sản phẩm. Mỗi dự án đều mang tâm huyết, sự kỳ vọng và truyền tải, giới thiệu được nét đặc trưng, thế mạnh tài nguyên bản địa của từng địa phương.
 
Đặc biệt hơn, nhiều trong số các dự án đáng chú ý tại vòng chung kết là do phụ nữ thực hiện. Trong đó, có kể đến như dự án gia vị “Chẩm chéo” của dân tộc Thái, do Đặng Thị Huyền Mi (Sơn La) thực hiện; dự án “Farmstay – Nông nghiệp bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Đồng Văn” của Lưu Thị Hòa; dự án khô cá tra file Ngọc Diệp của Phan Thị Thúy Lan (Đồng Tháp).
 
Nhiều dự án khởi nghiệp do phụ nữ thực hiện.

 

 
Đây cũng là lần đầu tiên, cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp có các dự án liên quan đến du lịch bản địa tham gia. Với các dự án phát triển du lịch hoặc dịch vụ liên quan, các dự án tập trung vào phân khúc cụ thể và sản phẩm du lịch rất độc đáo. Những dự án này đã được triển khai, đạt được những ghi nhận tích cực từ cảm nhận của du khách, tạo được sự đổi mới sáng tạo, đặc biệt về du lịch cộng đồng, khuyến khích được người dân tham gia, cùng chia sẻ lợi nhuận. Cách thức triển khai tốt các dịch vụ du lịch, khai thác các giá trị văn hóa của từng địa phương như trang phục, ẩm thực cho đến trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
 
Theo Ban tổ chức, tổng giải thưởng của cuộc thi năm nay trị giá 380 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có các giải thưởng chuyên, quà tặng của các doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao như 10 suất học bổng đi học tập về khởi nghiệp nông nghiệp ở nước ngoài của Công ty Vinamit và các suất học bổng trọn gói dành cho các dự án dân tộc thiểu số do Ủy ban dân tộc trao tặng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm