Nhiều mô hình phòng chống bạo lực và xâm hại với phụ nữ và trẻ em tại Đà Nẵng

M.V
08/07/2024 - 17:06
Nhiều mô hình phòng chống bạo lực và xâm hại với phụ nữ và trẻ em tại Đà Nẵng

Các đại biểu cam kết cùng chung tay xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn, không bạo lực với phụ nữ và trẻ em

Trong công cuộc xây dựng và phát triển Đà Nẵng, nhiều chính sách an sinh xã hội mang đậm tính nhân văn, làm nên thương hiệu riêng của thành phố đã ra đời. Trong đó, phải kể đến là những nỗ lực xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

Theo báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án "Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn - không bạo lực với phụ nữ và trẻ em, giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2035", công an thành phố đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 112 vụ/127 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về các hành vi bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em. Có 215 vụ bạo lực gia đình (210 phụ nữ, 05 trẻ em) được các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Thành phố đã đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại đô thị, nông thôn có lồng ghép giới trong quy hoạch. Đến nay, 100% xe kinh doanh vận tải hành khách (bao gồm cả xe buýt công cộng) đã lắp đặt camera giám sát trên xe để phục vụ công tác quản lý và giám sát hành khách. Hội LHPN thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải ra mắt 02 điểm truyền thông nhà chờ xe bus tại quận Hải Châu với thông điệp "Hãy lên tiếng, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại vì thành phố Đà Nẵng an toàn - không bạo lực với phụ nữ và trẻ em"; các nội dung về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân; mã QR tích hợp các địa chỉ tin cậy...

Công an thành phố đã phát huy hiệu quả các mô hình "Phụ nữ nói không với cờ bạc, số đề", Câu lạc bộ "Gia đình không có người vi phạm pháp luật", Câu lạc bộ "Nam giới tiên phong trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực phụ nữ và trẻ em"... Ngoài ra, thông qua các tổ chức đoàn thể, nhiều mô hình liên quan đến phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em được ra đời như: mô hình "Nhà tạm lánh", "3 an toàn", "Chuyến xe an toàn - Cùng em đến trường"; CLB "Xe đạp thể thao - tuyên truyền lưu động phụ nữ"; CLB "Xây dựng gia đình hạnh phúc"; phong trào "Phụ nữ 3 đẹp - 3 An toàn"; 56 Câu lạc bộ quyền trẻ em tại cộng đồng...

56/56 phường, xã đã xây dựng đường dây nóng và địa chỉ tin cậy tiếp nhận thông tin về bạo lực phụ nữ và trẻ em thông qua số điện thoại UBND phường, Công an phường, Hội LHPN phường, tổ trưởng tổ dân số và số điện thoại của cảnh sát khu vực. Duy trì chế độ trực ban, trực chiến, nhất là Công an các phường, xã đảm bảo lực lượng sẵn sàng 24/24h tiếp nhận, xử lý nhanh chóng các vụ việc liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Các đơn vị, trường học công khai các kênh thông tin tiếp nhận, tố giác về bạo lực học đường; tuyên truyền về tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111… Triển khai đường dây tiếp nhận thông tin phản ánh về bảo vệ trẻ em qua Tổng đài 1022 của thành phố (liên thông với Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để cùng phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em) qua các kênh tương tác.

Nhiều mô hình phòng chống bạo lực và xâm hại với phụ nữ và trẻ em tại Đà Nẵng- Ảnh 1.

Hội LHPN thành phố Đà Nẵng tổ chức diễu hành xe buýt, giới thiệu 2 “Điểm chờ an toàn” tại một số trạm xe buýt nhằm lan tỏa thông điệp về những chuyến xe buýt an toàn, chấm dứt bạo lực giới - vì một thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em

Tại Việt Nam, cùng với thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên tham gia Sáng kiến Chủ đạo toàn cầu "Thành phố an toàn và không gian công cộng an toàn" của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) vào năm 2017, Đà Nẵng là thành phố thứ 2 được xướng tên vào ngày 20/11/2023 - công nhận chính thức tham gia Sáng kiến Chủ đạo toàn cầu này.

Chương trình chủ đạo toàn cầu "Thành phố an toàn và không gian công cộng an toàn" là một trong những sáng kiến vô cùng ý nghĩa và nhân văn của UN Women với mục đích ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng. Được khởi động vào tháng 01/2011, ban đầu chỉ với 5 thành phố tham gia thì đến thời điểm này, hiệu ứng và những kết quả tích cực của Sáng kiến đã được nhân rộng và lan tỏa, phát triển mạng lưới đồng hành cùng hỗ trợ 56 thành phố đến từ 31 quốc gia trên khắp thế giới, đã góp phần giải quyết rất nhiều mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu liên quan đến đảm bảo an toàn trong cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em tại các quốc gia.

Sự tham gia của Đà Nẵng đánh dấu những nỗ lực không ngừng nghỉ trong những năm qua của chính quyền thành phố đồng thời là sự khởi đầu cho những lĩnh vực cần cải thiện để có thể đạt được bình đẳng giới và phát triển bền vững tại thành phố trong thời gian sớm nhất. UN Women cam kết tiếp tục hỗ trợ Đà Nẵng và khuyến khích các thành phố khác tại Việt Nam cùng tham gia hành trình này”.

Bà Caroline Nyamayemombe - Trưởng đại diện UN Women Việt Nam khẳng định

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm