pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nhiều tai nạn điện giật do câu cá, hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng điện
Gần đây, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, Khoa Ngoại đã tiếp nhận và điều trị trường hợp giật điện do câu cá gây bỏng điện do sợi dây câu văng lên và vắt ngang đường dây điện dẫn đến chập cháy, luồng điện phóng vào người gây tình trạng bỏng điện.
Các chuyên gia cho biết, tình trạng bỏng điện là một loại bỏng nặng so với bỏng lửa và bỏng nước sôi gây ra do các tổn thương trên da từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại ngược lại khi chúng gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài.
Đối với cường độ dòng điện càng lớn thì kích thích mạnh tới hệ thần kinh thực vật và hệ thần kinh trung ương. Điều này cũng dẫn đến hiện tượng ức chế mạnh và khiến cho các chức phận sống trong cơ thể nạn nhân bị bỏng điện bị rối loạn cấp. Vì vậy sơ cứu khi bị bỏng điện đúng cách vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng nạn nhân.
1. Bỏng điện là gì?
Bỏng điện là gì, bỏng điện còn được biết là tình trạng tổn thương tại chỗ và toàn thân do dòng điện dẫn truyền qua cơ thể, biến điện năng thành nhiệt năng và có thể gây nên tình trạng rối loạn điện giải trong và ngoài tế bào dẫn đến tổn thương các tế bào.
Hiện tượng bỏng tia lửa điện không phải bỏng điện mà là bỏng nhiệt khô.
Tình trạng bỏng điện do dòng điện cao thế thường gây ngừng hô hấp trước khi gây ngừng tim. Tình trạng nặng nề và tỉ lệ tử vong, tàn phế cao. Bỏng do dòng điện hạ chế, điện sinh hoạt thường sẽ gây ra tình trạng ngừng tim trước ngừng hô hấp và tỉ lệ tử vong hay tàn phế ít hơn.
2. Các cấp độ rối loạn bệnh lý cấp
Bỏng điện xảy ra có 4 cấp độ rối loạn bệnh lý cấp chính:
- Bỏng nhẹ, tri giác còn nguyên vẹn nhưng cơ đã bị co cứng lại.
- Trường hợp bỏng vừa, các cơ bị co cứng mạnh. Ngoài ra, nếu vị trí bị luồng điện truyền qua người cách xa với mặt đất thì nạn nhân còn có thể bị điện giật bắn ra và rơi xuống đất gây chấn thương và mất tri giác.
- Bỏng điện nặng, hiện tượng này gây ra ngoài việc nạn nhân bị mất tri giác thì người bị bỏng điện còn xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc rối loạn hô hấp.
- Rất nặng khi bị bỏng điện, người gặp nạn bỏng điện có thể rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Thậm chí, nhiều trường hợp bỏng điện tử vong do rung thất ngừng tim hoặc ngừng hô hấp.
3. Hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng điện
Sơ cứu khi bị bỏng điện chỉ được sử dụng đối với người bệnh bị bỏng do dòng điện. Không áp dụng đối với đối tượng bị bỏng điện do dòng điện đi qua cơ thể và bị điện giật nhưng không gây ra các tổn thương bỏng tại chỗ và toàn thân hoặc bỏng do tia lửa điện gây ra.
3.1. Cấp cứu người bệnh bị điện giật
Cấp cứu người bị điện giật đúng cách:
- Nhanh chóng tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện.
- Để người bị nạn ở nơi thoáng và để trên nền cứng.
3.2. Người thực hiện cấp cứu khi bị bỏng điện
Tại hiện trường, người cấp cứu là tình nguyện viên, hội viên Hội chữ thập đỏ.
Đến cơ sở y tế thì người thực hiện sơ cứu bỏng điện là bác sĩ, điều dưỡng.
Phương tiện được sử dụng là các phương tiện cấp cứu ngừng hô hấp và tuần hoàn.
Địa điểm thực hiện sơ cứu là giường bệnh. Tuy nhiên, khi thực hiện cấp cứu nạn nhân bị điện giật có ngừng tim hay ngừng thở cần sốc điện ngay tại nơi xảy ra tai nạn.
Thực hiện điều trị nạn nhân bị bỏng điện tại buồng hồi sức cấp cứu, buồng điều trị bỏng và buồng bệnh ngoại khoa hay buồng bệnh khác có trang bị phương tiện theo yêu cầu.
Khi điều trị bỏng điện, chỉ tiến hành sau khi nạn nhân đã được hồi sức cấp cứu sốc điện nếu có và khi nạn nhân đã có tim đập trở lại và tự thở trở lại.
3.3. Tiến hành cấp cứu người bị bỏng điện
Bước 1: Cấp cứu ban đầu
- Cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn cần bình tĩnh, nhanh chóng tách người bị bỏng điện ra khỏi nguồn điện.
- Sau đó tìm mọi cách để ngắt nguồn điện, tháo cầu chì và cắt cầu dao, kéo phích cắm khỏi ổ điện.
- Sử dụng vật không dẫn điện để tách người bệnh ra khỏi nguồn điện.
- Khi cấp cứu, cần gọi thêm người hỗ trợ ngay cả khi người thực hiện cấp cứu người bị bỏng điện là nhân viên y tế.
Bước 2: Đánh giá và cấp cứu ban đầu
- Cần tiến hành theo nguyên tắc về cấp cứu ban đầu ABCDE theo hiệp hội cấp cứu chấn thương quốc tế- primary trauma care foundation.
A (airway) còn được biết là đường thở, cấp cứu cần nhận biết người bệnh có tỉnh không, có tiếp xúc được không và đảm bảo người bệnh thực sự được lưu thông đường thở.
B (breading): hô hấp, đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở và sự cố gắng sức khi thở của người bị nạn. Đối với trường hợp ngừng thở phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo cho người bệnh.
C (circulation) là tuần hoàn, cần nhanh chóng kiểm tra mạch ngoại vi ở cổ tay và nếp bẹn, cổ. Thực hiện kiểm tra để phát hiện có ngừng tim hay không và ép tai vào lồng ngực để nghe nhịp tim. Phát hiện người bệnh ngưng tim cần nhanh chóng tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.
D (Disability): thần kinh, cần đánh giá các mức độ nặng dần của người bệnh như sau, khi tỉnh đáp ứng lời khi hỏi, đáp ứng bằng kích thích đau đối với trường hợp khi hỏi nạn nhân nhưng không thấy trả lời vì nếu không đáp ứng hỏi hoặc bị kích thích đau thì nạn nhân sẽ bị hôn mê sâu.
E (eposure): bộc lộ và kiểm tra tổn thương, kiểm tra tổn thương toàn thân khác kịp thời phát hiện và xử lý. Đặc biệt, cần kiểm tra tình trạng gãy xương và chấn thương sọ não hoặc bệnh nhân bị bỏng điện cao thế do kèm theo ngã.
Bước 3: Hà hơi thổi ngạt - ép tim ngoài lồng ngực
Thực hiện nhanh ngay khi nạn nhân bị bỏng điện ngừng thở, ngừng tim. Không được vận chuyển và thực hiện gồm các động tác sau:
- Vỗ mạnh từ 3 đến 5 cái vùng ngực nạn nhân.
- Cần đặt nạn nhân lên nền cứng, ván cứng, mặt đất sau đó nới lỏng quần áo, các thứ chằng buộc làm cản trở hô hấp.
- Để nạn nhân nằm ngửa cổ, nghiêng đầu sang 1 bên trên nền cứng, lau sạch đờm dãi và dị vật đường thở nếu có.
Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo bằng cách thổi ngạt miệng - miệng hay miệng - mũi cho đến khi nào tim đập lại người bệnh tự thở được mới chuyển đến cơ sở điều trị.
Bước 4: Chuyển tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất
Ngay khi người bệnh đã thở và tim đập trở lại, nhanh chóng chuyển tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Trên đường vận chuyển vẫn cần tiếp tục hồi sức cho nạn nhân.
Tiếp đến, cần xử lý vết bỏng và chỉ tiến hành sau khi nạn nhân đã đập tim trở lại, thở trở lại. Có thể sử dụng khăn mặt, khăn tay và vải màn sạch để phủ lên. Băng bảo vệ vết bỏng bằng băng sạch, bỏng mặt và bỏng sinh dục cần phủ một lớp gạc.
Không chỉ người lớn mới dễ bị giật điện, trẻ nhỏ khi chơi và sử dụng các đồ vật trong nhà, thò tay vào ổ cám điện cũng dễ khiến trẻ bị giật điện. Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết: Sơ cứu nhanh khi trẻ bị điện giật.
4. Theo dõi và xử trí tai biến, biến chứng
Biến chứng toàn thân:
Hiện tượng bỏng điện vô cùng nguy hiểm, toàn thân có thể gây ra tình trạng:
- Ngừng tim, ngừng thở đột ngột, tái phát.
- Gây tình trạng suy thận cấp.
- Nhiễm khuẩn huyết.
Vì vậy, cần theo dõi diễn biến của các chấn thương, tổn thương kết hợp nếu có.
Tổn thương tại chỗ:
- Người bị bỏng điện gặp tổn thương bỏng sâu gây chèn ép gây hội chứng khoang và cần rạch hoại tử giải phóng chèn ép.
- Tình trạng chảy máu thứ phát xảy ra.
- Hoại tử thứ phát do tổn thương tiếp tục cũng làm tiến triển lộ gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh, nội tạng,...
- Bị nhiễm khuẩn vì hoại tử sinh hơi, cần rạch rộng, rửa oxy già, cắt bỏ hoại tử, sử dụng kháng sinh tại chỗ và toàn thân để chữa trị.
Vì vậy, để tránh rủi ro điện giật gây ra, hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng điện ở trên hi vọng có thể giúp ích khi cần thiết. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro đáng tiếc do điện giật, bảo vệ sức khỏe và tính mạng mọi người tuyệt đối không câu cá dưới đường điện và chỉ sửa chữa đường điện khi đảm bảo đã ngắt tất cả các thiết bị điện, cổng điện an toàn.