Nhìn vào 5 chi tiết để quyết định có nên kết giao với một người hay không

Trung Hạ
12/11/2022 - 09:13
Nhìn vào 5 chi tiết để quyết định có nên kết giao với một người hay không
Sự quan tâm đúng nghĩa đa phần đều là im lặng. Mối quan hệ qua lại thoải mái đều sở hữu cảm giác khoảng cách phù hợp.

Cuộc đời có rất nhiều cuộc gặp gỡ. Có người chỉ là khách qua đường, lướt qua nhau mà đi; có người ảnh hưởng đến bạn cả một đời.

Do đó, những mối quan hệ ngoài kia, quan trọng nhất là phải biết nhìn người và chọn lọc.

Người cho dù che đậy giỏi đến đâu, cuối cùng cũng bị đánh bại bởi những chi tiết trong cuộc sống, vô tình bộc lộ cả nhân phẩm và tính cách thật sự.

Nhìn vào 8 chi tiết này để quyết định có nên kết giao với một người hay không - Ảnh 1.

1. Áo quần thẳng thớm, sạch sẽ, lịch sự

Người xưa có câu: Sự thích thú về một người bắt đầu từ nhan sắc, kính trọng nhờ tài hoa, hòa hợp nhờ tính cách, lâu dài nhờ lương thiện, trung thành bởi nhân phẩm.

Từ ngoại hình vào nội tại, từ phong thái đến tâm hồn, là quá trình tìm hiểu lẫn nhau giữa người với người.

Bề ngoài, bao gồm cả vóc dáng và cách ăn mặc, thể hiện thái độ với cuộc sống và sự tôn trọng.

Quần áo chỉnh tề, hình tượng chỉn chu, chi tiết tuy nhỏ nhưng nó là sự nghiêm túc của bạn trong lối sống mỗi ngày. 

2. Duy trì khoảng cách, không moi móc đời tư của người khác

Nhìn vào 8 chi tiết này để quyết định có nên kết giao với một người hay không - Ảnh 2.

Cảm giác về khoảng cách giữa người với người là tiêu chí của sự trưởng thành và yêu thương. Khoảng cách, hay đó là sự tôn trọng tối thiểu, sự chừng mực dung dị cần phải có trong tất cả mối quan hệ.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có khoảng tối không muốn tiết lộ ra bên ngoài, đương nhiên cũng không muốn bất kỳ ai biết được.

Cho dù quan hệ thân thiết đến mấy cũng đều nên duy trì một khoảng cách nhất định, không tiếp cận quá gần và không đánh giá quá nhiều.

Có người thích bới móc chuyện riêng tư, xem vào cuộc sống của người khác. Đây là biểu hiện của hành vi vượt quá giới hạn, sớm muộn mối quan hệ cũng tan thành mây khói.

Sự quan tâm đúng nghĩa đa phần đều là im lặng. Mối quan hệ qua lại thoải mái đều sở hữu cảm giác khoảng cách phù hợp.

3. Khoan dung độ lượng, không kỳ kèo tính toán

Cổ nhân có câu: Kẻ đại trí phải biết khiêm tốn, người bản thiện luôn mở lòng khoan dung.

Người gặp chuyện không chỉ trích, độ lượng thứ tha, cái tâm của họ đủ đầy sự lương thiện. Đến một độ tuổi nào đó, bạn sẽ chợt nhận ra tính toán chi li là sự vô bổ và gây kiệt quệ cảm xúc, vừa mệt người vừa mệt ta.

Kết bạn với người rộng lượng, nói chuyện không cần dè chừng sợ đắc tội, hành sự cũng dứt khoát phóng khoáng hơn. Bạn nhường tôi một thước, tôi kính bạn một trượng.

Nhìn vào 8 chi tiết này để quyết định có nên kết giao với một người hay không - Ảnh 3.

4. Biết lắng nghe, biết suy nghĩ cho nhau

Không biết bạn có bao giờ trải qua chuyện này không:

Nghe chuyện tâm sự, nhưng đối phương chưa thể hiện hết quan điểm thì liên tục cắt ngang, thậm chí còn dùng đạo lý và cách nghĩ của mình để phán xét bình phẩm.

Sokrates, triết gia người Hy Lạp cổ đại, từng nói: “Bề trên tặng cho con người 2 cái tai, nhưng chỉ có một cái miệng, có nghĩa là nên nghe nhiều hơn nói”.

Lắm lúc, nói nhiều cũng không bằng im lặng lắng nghe. Kỹ năng nhiều đến đâu cũng không bằng chân thành cầu thị.

Một phần quan trọng nhất trong phương pháp giao tiếp là đứng vào góc độ của đối phương để suy nghĩ và thấu hiểu. Nếu gặp được người nhẫn nại lắng nghe bạn nói, bạn hãy trân quý họ thật nhiều!

5. Tôn trọng sự khác biệt

Trong cuốn “Gatsby vĩ đại” là của nhà văn F. Scott Fitzgerald người Mỹ có thể hiện một câu: “Có thể hành sự bình thường và chấp nhận hai quan niệm hoàn toàn khác nhau là tiêu chí đầu tiên của trí tuệ” (tạm dịch).

Một người trưởng thành hay không còn phải xem cách họ nhìn nhận về vấn đề: Tôn trọng sự khác biệt.

Không dùng cách nhìn nhận và tri thức của mình để đánh giá cuộc đời của người khác, cũng không đặt cuộc sống của bất cứ ai lên bàn cân với mình.

Mỗi người một cuộc sống, không ai giống ai. Sống tốt cho chính mình là được!

Nguồn: Zhihu
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm