Ở thành phố Miri của Malaysia có một siêu thị mini, người mua hàng cần phải băng qua đoạn đường hai chiều đầy xe cộ mới có thể tới được cửa hàng. Chủ cửa hàng thuê một vài người trẻ tuổi đứng dắt người già qua đường, tiền thù lao là cây kẹo hay cuốn sổ tay.
Dần dần, nhiều người trẻ sẵn sàng làm công việc đó mà không cần nhận được món quà nào. Sự tử tế được nhân rộng. Lũ trẻ trong trường đều được học rằng, không phải mánh khóe hay chiêu trò mà chính là sự tử tế và chăm chỉ mới giúp chúng tạo dựng tương lai.
Không dễ để diễn tả điều này với các con mà không khiến chúng nhầm lẫn: Khi nào có tiền thì mới tử tế. Các bậc phụ huynh có thể giáo dục điều này cho các con từ khi còn nhỏ. Không phải món gì cũng có thể mua được bằng tiền. Trong khi đó, sự tử tế không những có thể mua được mọi thứ mà còn có thể thay đổi cả thế giới.
Con nhất quyết đòi bằng được món đồ chơi của cậu bé hàng xóm. Bố mẹ mang tiền sang mua lại nhưng cậu bé hàng xóm không đồng ý. Sau đó, khi con giúp cậu bé hàng xóm gắn lại robot bị tháo tung mà đã được tặng món đồ chơi kia.
Con gái của bạn nhặt được đồ người khác đánh rơi, mang tới đồn công an trả lại cho người đã mất. Vài bữa sau, cô bé bị ngã xe, chiếc quần yêu thích rách tả tơi. Các chú công an đến nhà biểu dương cô bé tốt bụng, còn mang theo bộ quần áo mới để tặng cô bé.
Đó là những ví dụ về sự tử tế - một loại tiền tệ mới mà các con nên được hướng dẫn làm quen và sử dụng, không chỉ trong những ngày thơ ấu mà trong cả những năm tháng sau này.