Những "bí kíp" giúp loại bỏ mùi rượu bia trong hơi thở và các quan niệm sai lầm thường gặp

Kim Phụng
03/01/2020 - 11:26
Nếu không muốn ra đường hay ngủ dậy với mùi rượu còn nồng nặc trong hơi thở bạn cần làm gì? Đặc biệt khi mà mùi của rượu, bia (cồn) không chỉ xuất phát trong khoang miệng mà là từ sâu trong lá phổi của bạn.

Mới đây thì luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã chính thức được đưa vào áp dụng từ ngày 01/01/2020. Trong số 13 hành vi mà luật này nghiêm cấm thì Điều 5 của Luật, đáng chú ý hơn cả với Khoản 6: "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Việc cấm lái xe khi uống rượu bia là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho những người đã uống rượu bia và cả nhóm người tham gia giao thông khác. Nếu như không muốn ra đường hay thức dậy với mùi rượu bia còn nồng nặc trong hơi thở bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.

1. "Mùi bia rượu" xuất phát từ đâu?

Để tìm hiểu cách loại bỏ mùi rượu bia thì trước tiên bạn phải tìm hiểu mùi này có nguồn tốc từ đâu để có thể loại bỏ được tốt nhất.

Cũng giống như các loại đồ ăn hay đồ uống khác, thì khi rượu bia đi vào cơ thể, chúng sẽ chảy từ từ xuống dạ dày và ruột non. Cụ thể là dạ dày sẽ hấp thụ khoảng 20% lượng bia rượu đó còn ở ruột non là 80%.

Khi rượu hấp thụ vào máu sẽ di chuyển tới những cơ quan khác nhau của cơ thể bạn. Và khi hỗn hợp này tới phổi sẽ tham gia luôn vào quá trình trao đổi khí khiến cho hơi thở của bạn có mùi rượu bia.

Thực tế là từ trước tới giờ rất nhiều người nghĩ rằng mùi rượu bia được xuất phát từ khoang miệng khi bạn uống và có thể bay hơi nhưng theo các nhà khoa học thì chúng xuất phát từ sâu trong lá phổi và cũng khó loại bỏ mùi hơn.

2. Những quan niệm sai lầm trong việc loại bỏ mùi bia rượu và phương pháp thay thế tạm thời

Những quan niệm dưới đây thường chỉ mang tính tạm thời mà không cho hiệu quả lâu dài. Tham khảo các phương pháp thay thế tương đương để có thể loại bỏ mùi rượu bia hiệu quả nhất:

2.1. Nhai kẹo cao su, đặc biệt là kẹo cao su có mùi bạc hà

Chính vì lầm tưởng rằng mùi rượu bia xuất phát từ khoang miệng mà rất nhiều người sử dụng kẹo cao su như một phương pháp che lấp đi mùi bia rượu. Nhưng thực tế là việc nhai kẹo cao su, kể cả kẹo cao su bạc hà thì sự tươi mát từ chúng cũng chỉ giảm được mùi trong một thời gian ngắn mà thôi, nó không thể làm mất đi mùi rượu bia, mùi cồn được đẩy lên từ khoang phổi.

Những bí kíp giúp loại bỏ mùi rượu bia (cồn) trong hơi thở và các quan niệm sai lầm thường gặp 1

Nhai kẹo cao su chỉ giảm được mùi trong một thời gian ngắn (Ảnh: Internet)

Giải pháp thay thế:

Một món ăn có mùi nồng, khá mạnh và hăng tương đương như mùi bia rượu như hành, tỏi. Chúng có thể lưu lại trong hơi thở của bạn khá lâu từ đó loại bỏ được mùi rượu bia. Vì thế mà điều bạn nên làm là:

- Gọi 1 số món ăn có tỏi và hành trong đó như bánh mì bơ tỏi, bánh mỳ kẹp có hành tây hay salad trộn

- Ăn hành hoặc tỏi sống nếu cần chữa cháy khẩn cấp.

Tuy nhiên nếu như bạn đang phải "chữa cháy" để đi giao tiếp với ai đó thì đây không phải là một biện pháp hợp lý vì mùi hành, tỏi cũng gây khó chịu không kém với mùi bia rượu.

2.2. Sử dụng nước hoa thơm xịt miệng

Nước hoa xịt miệng là một biện pháp được gợi ý khá nhiều để giúp hơi thở trở nên tươi mát hơn. Tuy nhiên tác dụng của loại nước hoa, nước xịt thơm miệng này cũng được đánh giá tương tự như việc bạn nhai kẹo cao su mà thôi.

Giải pháp thay thế:

- Đánh răng, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại. Khi chọn kem đánh răng hãy lưu ý chọn những loại có vị the mát như bạc hà hay vị trà xanh để có thể "đánh bật" được sự dai dẳng của mùi rượu bia, mùi cồn trong hơi thở.

Những bí kíp giúp loại bỏ mùi rượu bia (cồn) trong hơi thở và các quan niệm sai lầm thường gặp  4

Đánh răng, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại (Ảnh: Internet)

- Vệ sinh lưỡi và vòm họng: lưỡi và vòm họng là hai vị trí mà mùi rượu bia lưu lại lâu nhất.

- Sử dụng chỉ nha khoa: Sau một đêm nhậu nhẹt thì chỉ nha khoa là một vật hữu ích để loại bỏ mảng bám hiệu quả mà bàn chải đánh răng không thể làm được.

- Nước súc miệng: Sau khi đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thì súc miệng là bước cuối cùng để bạn "chốt sổ" mùi rượu bia khá hiệu quả. Bạn nên lựa chọn những loại nước súc miệng có mùi bạc hà. Cần lưu ý về thời gian súc miệng được hướng dẫn trên vỏ chai súc miệng và tránh xa những loại có chứa cồn.

  • Tham khảo thêm

    Nước súc miệng hàng ngày và những hiểu lầm cần biết

Lưu ý người lái xe cũng không thể làm mất đi ngay lập tức mùi bia rượu bằng việc đánh răng hay súc miệng do lượng khí được đo từ phổi của bạn.

2.3. Hút thuốc lá hay ngậm xu bằng đồng

Nhiều người rỉ tai nhau rằng hút thuốc lá có thể làm giảm đi nồng độ cồn trong hơi thở của bạn do chúng sinh ra hợp chất khí acetal fehyde.

Nhưng thực tế là việc hút thuốc lá không những không tốt cho sức khỏe mà còn không làm giảm đi một chút mùi bia rượu nào.

Điều này cũng tương tự với việc ngậm đồng xu bằng đồng, vì mùi bia rượu xuất phát từ sâu trong phổi nên cách này cũng không cho lại hiệu quả.

2.4. Uống những loại rượu có mùi trung tính

Việc uống những chai rượu có nhiều vị khác nhau không những không làm giảm bớt mùi trong hơi thở của bạn mà còn làm chúng trở nên khó chịu hơn.

2.5. Trước khi thổi vào máy đo thì thở gấp, nín thở hay vận động nhiều hơn

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học Linköping ở Thụy Điển đã kết luận rằng việc vận động với cường độ mạnh hay thở gấp trước khi bạn thở vào máy đo khoảng 20 giây trước đó có thể làm chỉ số máy đo giảm đi 10%.

Nhưng thực tế là việc vận động hay nín thở sẽ khiến oxy lên não của bạn bị giảm, khiến đầu óc choáng váng, hoa mắt,... dẫn tới các bài kiểm tra say rượu khác cũng không thể vượt qua. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nín thở trong vòng 30 giây trước khi thổi lại có thể làm thông số máy đo tăng tới 15,7%!

2.6. Thổi nhẹ vào máy hoặc hít ngược vào phổi

Một số người lại tin rằng việc bạn hít nhẹ ngược vào phổi hay thổi nhẹ hơn có thể khiến máy cho kết quả thấp hơn!

Nhưng thực tế là máy đo nồng độ cồn được trang bị bộ phận cảm biến áp suất và có thể phát hiện ra sự bất thường của luồng khí thổi vào.

3. Một số lời khuyên khác

3.1. Uống cà phê và nước lọc

Khi uống nước lọc hay cà phê có thể sẽ giúp mùi rượu bia được bớt lại. Hơn nữa nước lọc còn giúp bạn bổ sung được lượng nước bị mất và làm loãng cồn trong máu, giảm say, kích thích tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn.

Những bí kíp giúp loại bỏ mùi rượu bia (cồn) trong hơi thở và các quan niệm sai lầm thường gặp 3

Khi uống nước lọc hay cà phê có thể sẽ giúp mùi rượu bia được bớt lại (Ảnh: Internet)

Mùi mạnh mẽ của cà phê cũng giúp loại bỏ phần nào mùi bia rượu qua hơi thở của bạn. Tuy nhiên, nếu muốn uống cà phê thì tốt nhất bạn nên sử dụng vào buổi sáng, thời điểm sau khi bạn uống bia hay rượu. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hai chất kích thích và chất làm dịu thần kinh kết hợp với nhau sẽ giúp năng lượng trong cơ thể bạn tăng lên từ đó bạn sẽ giảm triệu chứng "say xỉn" hơn.

3.2. Ăn đầy đủ trước và trong khi đang uống bia rượu

Thức ăn có thể giúp bạn loại bỏ bớt đi mùi bia rượu trong miệng và hấp thụ được bớt lượng cồn để ngăn chặn quá trình cơ thể bị mất nước nhờ kích thích tuyến nước bọt.

Một số món ăn vặt như lạc rang, bắp rang, khoai tây chiên,.. có thể hữu ích trong trường hợp này.

3.3. Tắm rửa sạch sẽ

Khi uống bia rượu, mùi cơ thể của bạn cũng có thể có mùi khó chịu do chúng có thể tỏa ra qua lỗ chân lông. Chính vì thế mà bạn nên tắm vào buổi sáng sau một tối uống rượu. Nhưng cần lưu ý là không tắm ngay khi vừa uống rượu bia về vì điều này có thể khiến bạn bị cảm lạnh, thậm chí là đột quỵ.

Những bí kíp giúp loại bỏ mùi rượu bia (cồn) trong hơi thở và các quan niệm sai lầm thường gặp 2

Nên tắm vào buổi sáng sau một tối uống rượu để loại bỏ mùi (Ảnh: Internet)

4. Biện pháp phòng tránh hơi thở có mùi bia rượu

Để phòng tránh hơi thở có mùi bia rượu, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau:

- Uống vừa phải thay vì uống say mèm. Nếu như bạn quá say không những khiến hơi thở bốc mùi rượu bia nồng nặc mà còn khiến bạn gặp phải các nguy cơ sức khỏe khác.

  • Tham khảo thêm

    Ngộ độc rượu xảy ra khi nào và cách xử trí khi bị ngộ độc rượu ngày Tết

- Không uống lẫn lộn nhiều loại bia rượu.

- Không sử dụng những loại rượu bia có mùi nặng hơn thông thường.

Tuy nhiên, sau tất cả, hãy luôn luôn nhớ một nguyên tắc rằng: "Nếu đã uống rượu bia thì không lái xe". Các biện pháp trên đây chỉ mang tính chất ngắn hạn, không giúp bạn "tránh" khỏi máy đo nồng độ cồn đâu nhé!


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm