Những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da

Ngọc Điệp
31/10/2020 - 08:43
Những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp sau để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da.

Bệnh nấm da tuy không đe dọa tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ và mang đến nhiều sự khó chịu, bất tiện cho bản thân người bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm cao là: người có hệ miễn dịch suy yếu, sử dụng kháng sinh dài ngày, người đổ mồ hôi nhiều, làm việc hoặc ở trong môi trường tiếp xúc với những người bệnh.

1. Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da bằng cách tăng cường hệ miễn dịch

Để cải thiện hệ miễn dịch, chúng ta nên chế độ ăn cân bằng đủ chất, giàu chất béo tốt và giảm lượng carbohydrate nạp vào. Mỗi người thể bổ sung vitamin để tăng đề kháng, uống nhiều nước và ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để hệ miễn dịch hoạt động một cách tốt nhất.

Những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da - Ảnh 2.

Tăng cường hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da - Ảnh Internet

2. Giữ cho da sạch sẽ và khô ráo

Nấm cần độ ẩm để phát triển. Những bộ phận ở những vùng ấm và ẩm ướt như: kẽ ngón chân, bên dưới mô vú, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục (bao gồm vùng bẹn, âm đạo) và giữa các nếp gấp của da… có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn vì. Vì vậy, việc giữ cho da sạch và khô để giảm nguy cơ nhiễm nấm là cần thiết.

- Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ. Tắm rửa sạch và lau khô các vùng da có nếp gấp như vùng dưới vú, dưới bụng, vùng nách, kẽ ngón chân, ngón tay. Thay quần áo, tất mỗi ngày một lần hoặc mỗi ngày hai lần nếu bạn đổ mồ hôi nhiều. Để cho khăn tắm khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da - Ảnh 3.

Giữ da các vùng dễ bị nhiễm nấm sạch sẽ là cách ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da hiệu quả - Ảnh Internet

- Lưu ý khi tập thể dục thể thao: Rắc phấn rôm hoặc phấn đặc trị vào các nếp da gấp khi tập thể dục thể thao hoặc khi ở trong môi trường nóng. Giặt quần lót thể thao sau mỗi lần sử dụng. Bạn cũng nên thay giày và để cho thật khô trước khi đi, nhất là khi giày bị ướt.

3. Ngăn chặn vùng nhiễm nấm lây lan

Trường hợp đã bị nhiễm nấm, bạn cần ngăn không cho nấm lan ra các vùng khác trên cơ thể và lây cho người nhà. Các thành viên khác trong gia đình nên đi khám và điều trị nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm.

Bạn hãy thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lây lan:

- Tránh gãi vùng nhiễm nấm. Rửa tay thường xuyên và giữ khô ráo.

- Đi dép khi tắm dưới vòi sen nếu bạn bị nước ăn chân.

- Giặt khăn tắm bằng nước xà phòng ấm và sấy khô bằng máy sấy. Dùng khăn sạch mỗi lần tắm hoặc rửa.

- Rửa sạch bồn tắm, bồn rửa tay và sàn phòng tắm sau khi sử dụng.

- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo và tất, khăn mặt, khăn tắm, dao cạo...

- Điều trị cho tất cả thú cưng bị nhiễm nấm.

Những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm da - Ảnh 4.

Không để các vùng nhiễm nấm da lây lan sang các vùng da khác - Ảnh Internet

- Trẻ em và người lớn có thể cần dùng dầu gội đặc trị 2-3 lần mỗi tuần trong 6 tuần để ngăn ngừa bệnh nấm da đầu (ngứa/hắc lào trên da đầu).

- Ngâm lược trong hỗn hợp nửa phần thuốc tẩy và nửa phần nước, một tiếng mỗi ngày trong 3 ngày nếu bạn bị nhiễm nấm da đầu. Không dùng chung lược, mũ, gối, mũ bảo hiểm hoặc khăn tắm với người khác.

4. Tránh nhiễm nấm da khi ở nơi công cộng

Nấm da là bệnh lây lan, do đó bạn có thể bị nhiễm nấm nếu tiếp xúc với các tế bào da nhiễm nấm. Cố gắng giảm bớt tiếp xúc ở những địa điểm công cộng nơi có thể có những người bị nhiễm nấm. Nếu dùng phòng thay đồ, phòng tắm công cộng hay hồ bơi, bạn nhớ đi dép.

Bạn cũng hoàn toàn không nên dùng chung khăn tắm hay lược trong phòng thay đồ công cộng.

Không bao giờ chạm vào người bị nhiễm nấm hoặc đi chung giày dép.



Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm