pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những cách trị đau đầu gối đơn giản tại nhà
Trên cơ thể, đầu gối được coi là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Nguyên nhân khiến đầu gối đau có rất nhiều: Tai nạn, chấn thương, bệnh xương khớp, ... Tình trạng sưng đầu gối sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Có những cách nào trị đau đầu gối tại nhà? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Đau đầu gối - nguyên nhân do đâu?
Đau đầu gối là một tình trạng sức khoẻ nhiều người gặp phải, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Vậy nguyên nhân do đâu mà căn bệnh này xuất hiện? Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau đầu gối:
- Chấn thương khớp gối
- Đứt dây chằng gối
- Thoái hoá khớp gối
- Viêm sưng khớp gối
- Rách cơ
- Đứt dây chằng chéo
- Thoái hóa khớp gối
- Lệch khớp gối trong
- Lệch khớp gối ngoài
- Tăng cân quá nhanh
Có rất nhiều cách trị đau đầu gối tại nhà.
Bắt bệnh các loại đau đầu gối
- Đau đầu gối khi co chân: Một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm nhiễm khớp gối, loãng xương,… có thể gây ra triệu chứng đau gối khi co duỗi chân. Do đó, khi mất đi phần sụn, co duỗi chân sẽ xuất hiện hiện tượng đau nhức do hai đầu xương cọ xát vào nhau.
- Đau đầu gối nhưng không sưng: Tình trạng này thường xuất hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc khi vận động. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, nóng ran, ê buốt ở vùng khớp gối, đặc biệt là khi co hoặc duỗi đầu gối. Tình trạng này thường lan xuống cả bắp chân, mu bàn chân, gót chân sau, ...
- Đau một bên đầu gối: Thông thường tình trạng này xuất hiện khi người bệnh thường xuyên tập trung lực ở một bên chân, thay vì phân bố lực đều sang hai chân.
Cách trị đau đầu gối tại nhà
Theo Đông y
1. Bài thuốc từ dây đau xương
Dây đau xương (khoan cân đằng) được ghi nhận là có khả năng khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Loại cây này chứa nhiều alkaloid, có tác dụng giảm đau, giảm tê nhức, kháng viêm, ngăn chặn thoái hoá khớp,…
Cách dùng:
- Rửa sạch lá dây đau xương, giã nhỏ và trộn với rượu. Đắp lên vùng đầu gối bị tổn thương.
- Thái nhỏ, sao vàng thân dây đau xương, ngâm rượu theo tỉ lệ 1:5. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ.
2. Bài thuốc từ muối và lá đu đủ
Sự kết hợp giữa hai thành phần dễ tìm kiếm này thực sự sẽ giups ích cho tình trạng đau đầu gối của bạn.
Cách dùng: Rang muối hạt trên chảo nóng, lửa nhỏ, bọc vào tấm vải mỏng. Lót lá đu đủ tươi lên đầu gối và chườm bọc muối lên. Mỗi ngày thực hiện vài lần. Lưu ý nhiệt độ để tránh bị bỏng.
3. Bài thuốc từ thiên niên kiện
Thiên niên kiện chứa tinh dầu và nhiều hoạt chất khác có khả năng kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng, và đặc biệt là lưu thông huyết mạch. Đây được coi là thảo dược đắt giá nhất trong việc điều trị các bệnh về xương khớp.
Cách dùng:
- Rửa sạch, giã nát rễ thiên niên kiện. Ngâm rượu trong lọ thuỷ tinh, và lấy rượu đã ngâm sau một vài ngày để xoa bóp.
- Sắc 6-12g thiên niên kiện, dây đau xương, ngưu tất, … với nước. Uống mỗi ngày.
4. Bài thuốc từ ngưu tất
Ngưu tất nổi tiếng với khả năng trị chứng sưng đau khớp, tăng sức mạnh cho khớp gối, giảm tình trạng thoái hoá xương khớp.
Cách dùng: Sắc 3-9g ngưu tất khô với nước, chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
Theo Tây y
1. Chườm lạnh
Chườm lạnh thường có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng tức thì, lại dễ thực hiện và không hề tốn kém nên được nhiều bệnh nhân đau đầu gối ưa chuộng. Chỉ cần chường túi nước đá lên vị trí đau đầu gối khoảng 15-20 phút là xong.
2. Những phương pháp massage đơn giản
- Nắm hai tay lại thành nắm đấm, ấn vào phần đùi trên, giữa và dưới thành 3 đợt, mỗi đợt 10 lần.
- Ngồi trên ghế, bàn chân vuông góc với sàn. Dùng gò tay dưới ấn nhẹ từ đùi đến đầu gối rồi thả ra, khoảng 5 lần. Thực hiện tương tự với mặt ngoài và mặt trong của đùi.
- Ấn bốn ngón tay lên đầu gối, di chuyển lên xuống 5 lần, lặp lại xung quanh đầu gối.
Đau đầu gối uống thuốc gì?
1. Thuốc không kê toa
a. Các loại thuốc giảm đau
- Paracetamol
- Tylenol
b. Các loại thuốc kháng viêm NSAID
- Aleve
- Ibuprofen
2. Thuốc kê toa
- Thuốc kháng viêm steroid Corticoid
- Glucosamin sulfat
- Thuốc ức chế chọn lọc COX-2
Những lưu ý cho bệnh nhân đau đầu gối
- Hạn chế vận động quá sức, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí để các khớp được thư giãn.
- Thường xuyên luyện tập thể thao, tăng cường sức mạnh cho xương khớp.
- Chọn cho mình những đôi giày phù hợp, hạn chế đi giày cao gót.
- Giữ một cân nặng phù hợp với cơ thể, tránh tạo áp lực lên khớp đầu gối.
- Bổ sung các chất kháng viêm thông qua rau xanh, trái cây và những thực phẩm chứa nhiều omega 3, …
- Đi khám trước khi tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.