pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những dấu hiệu đường ruột yếu và cách cải thiện
- 1. Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột
- 2. Những dấu hiệu đường ruột yếu
- 2.1. Thay đổi trọng lượng không chủ ý
- 2.2. Cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ
- 2.3. Cảm giác thèm ăn đường
- 2.4. Không dung nạp một số thực phẩm
- 2.5. Xuất hiện các tình trạng về da
- 2.6. Chướng bụng, đi vệ sinh nhiều hơn
- 3. Cách cải thiện đường ruột yếu
- 3.1. Ngủ đủ giấc, giảm stress
- 3.2. Thay đổi thói quen ăn uống
- 3.3. Duy trì thói quen ăn chậm
- 3.4. Bổ sung prebiotic hoặc probiotics
- 3.5. Kiểm tra tình trạng không dung nạp thực phẩm
- 4. Những loại thực phẩm "vàng" cho đường ruột khỏe mạnh
- 4.1. Thực phẩm giàu chất xơ
- 4.2. Thực phẩm lên men
Khi cơ thể của bạn có dấu hiệu đường ruột yếu, không khỏe mạnh. Điều này có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống miễn dịch, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.
1. Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột
Hệ vi sinh vật đường ruột thường sẽ được dùng để đề cập tới các vi sinh vật sống trong đường ruột của cơ thể. Có khoảng hơn 300-500 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại trong hệ đường ruột.
Hệ vi sinh vật trong đường ruột tồn tại song song cả những vi sinh vật có lợi và có hại. Thậm chí là có những vi khuẩn quan trọng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh như những vi khuẩn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện các triệu chứng béo phì, giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể.
Đọc thêm:
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và COVID-19
- Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì và cách xử trí cấp tốc
2. Những dấu hiệu đường ruột yếu
Hệ vi khuẩn đường ruột có thể bị chịu các tác động khác nhau từ bên ngoài môi trường như stress, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, ngủ ít, dùng thuộc kháng sinh …gây ra tình trạng đường ruột yếu. Điều này có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu về đường ruột yếu:
2.1. Thay đổi trọng lượng không chủ ý
Cơ thể bị thay đổi trọng lượng không có chủ ý là một trong những dấu hiệu đường ruột yếu mà ít được chú ý tới.
Đường ruột có nhiệm vụ giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Thế nhưng nếu đường ruột hoạt động kém, có vấn đề về đường ruột sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết này, mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, không điều chỉnh được lượng đường và chất béo trong máu.
Tình trạng tăng cân có thể do kháng insulin (một hormone đồng hóa chính của cơ thể đóng vai trò quan trọng giúp cho mô phát triển, tăng trưởng và duy trì cân bằng nội môi glucose trong và ngoài tế bào) hoặc giảm thèm ăn quá mức gây ra. Ngược lại tình trạng giảm cân có thể do vi khuẩn ruột non phát triển quá mức.
2.2. Cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ
Một trong những cảnh báo dấu hiệu đường ruột yếu là cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ. Bởi trong hệ đường ruột có chứa hormone serotonin (một loại hormone có ảnh hưởng tới tâm trạng và giấc ngủ) được sản xuất ra trong đường ruột.
Vì vậy việc đường ruột yếu sẽ gây ảnh hưởng tới tâm trạng và giấc ngủ, khiến cơ thể thường xuyên xảy ra vấn đề như ngủ không ngon, không sâu giấc từ đó dẫn tới cơ thể thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi.
2.3. Cảm giác thèm ăn đường
Khi cơ thể đột nhiên xuất hiện cảm giác thèm ăn đường có thể đây là một trong những dấu hiệu đường ruột yếu cần được quan tâm.
Cơ thể thường xuyên dung nạp các thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng đường cao tiềm ẩn nguy cơ làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ tiêu hóa. Từ đó khiến cơ thể có cảm giác thèm ăn đường.
2.4. Không dung nạp một số thực phẩm
Cơ thể không dung nạp một số thực phẩm với một số biểu hiện như đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng thậm chí là nôn và buồn nôn…Đây cũng là một trong những nguy cơ cảnh báo dấu hiệu đường ruột yếu.
Bởi khi hệ tiêu hóa đường ruột kém dẫn tới hệ vi sinh vật trong đường ruột có lợi cho tiêu hóa bị ảnh hướng từ đó dẫn tới tình trạng tiêu hóa kém.
2.5. Xuất hiện các tình trạng về da
Đường ruột có khả năng chống lại các bệnh tật trong cơ thể nhờ vào hệ enzym có trong dạ dày cùng axit không chỉ giúp phân hủy thức ăn mà còn làm sạch khử trùng để ngăn ngừa những tác nhân xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy khi tình trạng đường ruột không tốt, nó sẽ không thể tiến hành xử lý chính xác thực phẩm đưa vào. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh về da như chàm, kích ứng da.
2.6. Chướng bụng, đi vệ sinh nhiều hơn
Vi sinh vật có trong được ruột sẽ có tác dụng cân bằng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, loại bỏ các chất thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu trường hợp cơ thể thường xuyên gặp phải về đề về tiêu hóa như đầy bụng, chướng bụng đi vệ sinh nhiều lần thì rất có thể hệ đường ruột của bạn đang gặp vấn đề.
3. Cách cải thiện đường ruột yếu
3.1. Ngủ đủ giấc, giảm stress
Cơ thể không ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ kém chất lượng, khiến cơ thể mệt mỏi hoặc tình trạng stress cao cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa đường ruột. Cách để giảm stress bạn có thể thiền, đi bộ, tập yoga, đảm bảo thời gian ngủ đủ 7-8h/ngày.
3.2. Thay đổi thói quen ăn uống
Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột tốt. Hãy duy trì thói quen ăn uống lành mạnh giàu chất xơ, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật và protein nạc có thể sẽ tác động tích cực hơn tới hệ tiêu hóa đường ruột, giúp hệ tiêu hóa đường ruột khỏe mạnh hơn. Đồng thời cần phải giảm chế độ ăn nhiều đường, các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo.
3.3. Duy trì thói quen ăn chậm
Thói quen ăn chậm sẽ giúp thức ăn được nghiền kỹ trước khi đưa xuống dạ dày, điều này thúc đẩy khả năng tiêu hóa và hấp thụ của dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa, duy trì đường ruột khỏe mạnh hơn.
3.4. Bổ sung prebiotic hoặc probiotics
Một trong những cách để giúp cải thiện hệ tiêu hóa đường ruột khỏe mạnh đó là bổ sung Prebiotic hoặc Probiotics trong chế độ ăn uống. Prebiotic là nguồn dinh dưỡng nuôi sống các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, giúp giữ cân bằng vi khuẩn đường ruột rất quan trọng với sức khỏe.
Việc bổ sung thêm prebiotic hoặc probiotics có tác dụng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc chứng vi khuẩn phát triển quá mức, không nên dùng men vi sinh. Vậy nên để đảm bảo an toàn trước khi bổ sung hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo lợi ích tốt nhất.
3.5. Kiểm tra tình trạng không dung nạp thực phẩm
Nếu cơ thể bạn có những hiện tượng bụng chướng, tiêu chảy, phát ban, đau bụng, nôn và buồn nôn, mệt mỏi … rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng không dung nạp thực phẩm. Hãy tránh sử dụng các thực phẩm gây kích ứng này để tìm ra nguyên nhân cụ thể, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa đường ruột luôn khỏe mạnh.
4. Những loại thực phẩm "vàng" cho đường ruột khỏe mạnh
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đường ruột. Vì vậy ngoài các thực phẩm cần tránh như thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều chất béo, nhiều đường … các bạn nên bổ sung nhiều hơn các thực phẩm có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, mang đến sức khỏe hệ đường ruột tốt nhất.
4.1. Thực phẩm giàu chất xơ
Trong chế độ ăn hằng ngày cần duy trì những thực phẩm giàu chất xơ như: đậu hà lan, yến mạch, chuối, măng tây, tỏi tây, các loại rau xanh … điều này sẽ giúp tác động tích cực tới hệ tiêu hóa đường ruột.
4.2. Thực phẩm lên men
Một số các loại thực phẩm lên men như kim chi, dưa chua, sữa chua…là những nguồn có thể cung cấp hàm lượng probiotics tuyệt vời. Ở mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ đem lại nguồn dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa khác nhau.
Như vậy dấu hiệu đường ruột yếu được nhận biết rất dễ dàng thông qua những biểu hiện của cơ thể. Hệ đường ruột của cơ thể là bộ phận quan trọng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng hợp của cơ thể, vậy nên hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm có hại để đảm bảo hệ đường ruột luôn luôn khỏe mạnh.