pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những điều bạn cần biết về bệnh viêm xoang
1. Xoang là gì? Bệnh viêm xoang là gì?
Xoang là phần sụn xốp được cấu tạo bên trong xương. Sở dĩ xương đầu và xương mặt nhẹ là do cấu tạo của nhiều hốc xoang, bao gồm: xoang trán, xoang hàm, xoang chẩm.
Cấu trúc của xoang được cấu tạo dạng hang hốc và ví như những san hô, trong những hang xoang đó đều có lớp niêm mạc mỏng có chức năng duy trì hệ thống tân dịch và mạch máu nuôi dưỡng xương. Bên cạnh đó, xoang còn góp phần giúp cho mỗi người có tiếng nói riêng do thể tích và cấu trúc xoang ở mỗi người khác nhau.
Bình thường các hốc xoang của chúng ta được thông thoáng, dịch trong xoang tiết ra được không khí lưu thông. Khi bị nhiễm trùng, lớp niêm mạc xoang sẽ ung mủ gây bế tắc thông dịch. Lúc này vi trùng sẽ biến niêm mạc trong hốc xoang thành hoại tử, tân dịch gây ra hiện tượng: Đau nhức mũi, đau đầu, khó thở, chảy nước mũi, nghẹt mũi,... Tình trạng này nếu kéo dài trong vòng 4 tuần được gọi là viêm xoang cấp tính, nếu kéo dài trong 8 tuần thì được gọi là viêm xoang mạn tính.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xoang
Người mắc bệnh viêm xoang thường gặp các triệu chứng như sau:
- Chảy dịch mũi: Tùy vào vị trí xoang bị viêm, dịch nhầy có thể chảy xuống mũi phía trước hoặc chảy xuống họng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, thường phải khụt khịt, ngứa mũi, ngứa họng, khạc nhổ,... Dịch mũi cũng thay đổi phụ thuộc vào tình trạng bệnh, ban đầu thường loãng sau đó đặc dần và có màu vàng hoặc xanh.
- Ngạt mũi: Khi mắc bệnh viêm xoang, ngạt mũi là biểu hiện không thể thiếu. Ngạt mũi khiến người bệnh khó thở, cảm nhận mùi kém.
- Đau nhức vùng xoang: Những vùng xoang bị viêm thường có biểu hiện đau nhức, tùy vào vị trí bị viêm sẽ có biểu hiện đau nhức khác nhau:
Xoang hàm: Đau nhức vùng má
Xoang trán: Đau nhức ở vùng giữa 2 lông màu, thường đau vào lúc 10h sáng
Xoang sàng trước: Đau nhức giữa 2 mắt
Xoang sàng sau: Đau nhức ở vùng gáy
Qua triệu chứng này, người bệnh sẽ biết được mình mắc bệnh xoang nào.
Ngoài ra, người mắc bệnh viêm xoang còn gặp phải các triệu chứng:
Đau đầu
Sốt nhẹ hoặc sốt cao
Có cảm giác hoa mắt, chóng mặt
Thường xuyên hắt hơi, hắt hơi mạnh có tia máu
Ăn không ngong miệng, ngủ không ngon giấc
Có hiện tượng mờ mắt
3. Nguyên nhân chính gây viêm xoang
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng viêm xoang nhưng phổ biến là một số nguyên nhân dưới đây:
- Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn nấm phát triển trong các xoang.
- Hóa chất, thức ăn biến chất làm cho niêm mạc mũi phù nề gây hiện tượng bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng
- Sự đề kháng của cơ thể kém hệ miễn dịch suy giảm, suy yếu niêm mạc đường hô hấp hệ thần kinhbị rối loạn không đủ sức chống lại vi khuẩn Khi bị viêm xoang thường kèm theo viêm một số bộ phận khác.
- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
- Hiện tượng viêm mũi sau nhiễm siêu vi, hiện tượng bội nhiễm viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Một số trường hợp sâu răng là do hậu quả của sâu răng nhiễm trùng rănghàm trên. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang
Viêm xoang mũi nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Biến chứng mũi họng: Viêm họng mạn tính
- Biến chứng đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản, giản phế quản;...
- Biến chứng ở tai: Viêm tai giữa cấp
- Biến chứng ở mắt: Viêm kết mạc, viêm bờ mi, áp xe mi mắt, áp xe túi lệ,...
Ngoài ra, còn có biến chứng về viêm màng não, biến chứng về xương,...
5. Phương pháp điều trị bệnh viêm xoang
- Nguyên tắc điều trị bệnh viêm xoang: đảm bảo thông thoáng, dẫn lưu xoang tốt kết hợp với loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
- Làm sạch và thông thoáng hốc mũi: xì mũi, rửa mũi, hút dịch và mủ, xông mũi bằng nước nóng, các tinh dầu bay hơi,…
- Sử dụng thuốc: thuốc chống viêm, co mạch, chống dị ứng, giảm đau, hạ sốt, kháng sinh,…
- Ngoại khoa: chọc rửa xoang, phẫu thuật,…
Quá trình điều trị của người bệnh nên được bác sỹ kê và theo dõi. Bệnh nhân không nên tự ý mua và dùng thuốc tại nhà, nhất là đối với các thuốc chống viêm, đặc biệt có chứa corticoid.
6. Phòng bệnh viêm xoang hiệu quả
- Tránh các nguồn ô nhiễm (khói, bụi, hóa chất,…) bằng cách đeo khẩu trang. Tránh xa khỏi thuốc lá.
- Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Đối với những người có cơ địa dị ứng: tránh các tác nhân gây dị ứng: bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc,…, liên hệ với bác sỹ điều trị ngay khi có triệu chứng.
- Thường xuyên vệ sinh mũi khi bị cúm, tiếp xúc khí lạnh.
- Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là đôi tay luôn sạch sẽ.
- Cần điều trị các tác nhân gây viêm xoang: cúm, sởi, viêm amidan, nhổ răng sâu,…
- Ăn uống đủ chất, thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Giữ vệ sinh và tránh các tác nhân gây viêm xoang là điều cơ bản trong phòng bệnh. Khi có các dấu hiệu đau vùng mặt, chảy mũi, ngạt mũi kéo dài hay các dấu hiệu dị ứng, bạn nên tới các cơ sở y tế để có lời khuyên của bác sỹ.