Những điều cha mẹ nên làm khi phát hiện con nghiện mạng xã hội

Nguyễn Hạnh
09/05/2022 - 18:30
Những điều cha mẹ nên làm khi phát hiện con nghiện mạng xã hội

Ảnh minh họa

Mạng xã hội là một cách để giao tiếp với bạn bè thông qua trò chuyện, chia sẻ hình ảnh, video... Song, nếu con bạn ngồi trước máy tính trong thời gian dài hoặc sử dụng thiết bị thông minh để truy cập các trang web đến mức gây nghiện thì có thể gây ra nhiều hệ luỵ.

Mạng xã hội có thể gây nghiện

Trong một cuộc thăm dò của Common Sense Media năm 2016, 77% phụ huynh cho biết thanh thiếu niên quan tâm đến các thiết bị công nghệ hơn là gia đình. Khi được hỏi liệu cha mẹ có nghĩ con mình nghiện điện thoại hay không, 59% phụ huynh trả lời có, và một nửa số thanh thiếu niên được khảo sát cho biết họ nghiện thiết bị di động.

Các chuyên gia định nghĩa, chứng nghiện mạng xã hội là chứng nghiện hành vi, không phải chứng nghiện chất kích thích. Theo nghiên cứu, mạng xã hội và chất dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh được tạo ra trong não được gọi là hormone "hạnh phúc", có mối liên hệ với nhau. Khi có điều gì đó làm người sử dụng cảm thấy thú vị, não của họ sẽ tiết ra chất dopamine, giúp họ cảm thấy dễ chịu và muốn có cảm giác đó nhiều hơn.

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có thể gây nghiện. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội bị suy giảm khả năng ra quyết định tương tự như những người bị rối loạn sử dụng chất kích thích.

Một cuộc khảo sát khác của Common Sense Media năm 2021 cho thấy, 84% thanh thiếu niên dành khoảng một giờ rưỡi trên mạng xã hội, so với 1 giờ 10 phút vào năm 2019.

Những điều cha mẹ nên làm khi phát hiện con nghiện mạng xã hội - Ảnh 1.

Mạng xã hội cũng có thể gây nghiện.

Clifford Sussman M.D., một bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên ở Washington, D.C.: "Mức độ nghiêm trọng có liên quan đến rối loạn chức năng bởi các hậu quả tiêu cực. Do đó, nghiện điện thoại và mạng xã hội không được xác định bằng tổng số giờ hoặc tần suất sử dụng, mà là các tác động tiêu cực".

Nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên. Nghiện mạng xã hội có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, cha mẹ của CJ Dawley, một cậu bé 17 tuổi đã tự tử vào năm 2015, tin rằng mạng xã hội đã góp phần vào cái chết của cậu. Họ cho biết cậu thường thức đến 3h sáng trên Instagram và trở nên "thiếu ngủ, bị ám ảnh bởi hình ảnh cơ thể của mình". Hiện họ là hai trong số ngày càng nhiều phụ huynh kiện các công ty truyền thông xã hội về tác động có hại của các nền tảng này đối với con cái họ.

Cha mẹ chính là người "thầy thuốc" tốt nhất chữa bệnh nghiện mạng xã hội cho con

Internet không xấu, thậm chí còn là "phần thiết yếu của cuộc sống" nếu mỗi người biết làm chủ nó, đặc biệt trong thời điểm giãn cách đại dịch. Nhưng đối với những trẻ có biểu hiện phát triển những hành vi không tốt, đã đến lúc cha mẹ cần can thiệp. Kết nối với con bạn là bước đầu tiên quan trọng giúp chúng học cách tận hưởng mạng xã hội, đồng thời bảo vệ con bằng cách đặt ranh giới thông minh, giới hạn thời gian sử dụng smartphone.

Tiến sĩ Tartaglia cho biết: "Chúng tôi không biết liệu các bậc cha mẹ có thể ngăn chặn chứng nghiện mạng xã hội bằng cách yêu cầu con cái tuân thủ những giới hạn nhất định về thời gian sử dụng thiết bị hay không. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều và kết quả tâm lý chậm phát triển, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Điều này cho thấy việc hạn chế thời gian sử dụng thiết bị có thể có lợi".

Julianna Miner, tác giả cuốn sách Nuôi dạy trẻ cách sử dụng smartphone thông minh, gợi ý rằng, đặt câu hỏi khiến con bạn suy nghĩ về những gì chúng đang trải qua khi sử dụng thiết bị. Ví dụ: cha mẹ có thể hỏi: "Dành bao nhiêu thời gian hợp lý cho TikTok mỗi ngày?". Và sau đó khuyến khích con suy nghĩ về thời gian và sự đánh đổi: "Mỗi giờ dành cho TikTok thì con sẽ không có thời gian để làm gì khác?".

Điều quan trọng nữa là cha mẹ nên dành nhiều thời gian lắng nghe con hơn. Điều này không chỉ cho trẻ thấy rằng cha mẹ thực sự quan tâm đến những gì trẻ nghĩ mà việc lắng nghe còn cung cấp nhiều thông tin chi tiết về cách trẻ hiểu về môi trường truyền thông xã hội mà chúng đang sử dụng.

Giảm thời gian dành cho mạng xã hội hoặc xóa hoàn toàn mạng xã hội có thể giúp ích cho một số thanh thiếu niên. Đối với những trẻ quá quan tâm đến việc tương tác với các phương tiện truyền thông xã hội, cha mẹ có thể xem xét đến sự trợ giúp từ các chuyên gia. Thông qua liệu pháp điều trị, thanh thiếu niên có thể học cách hiểu tại sao họ lại nghiện mạng xã hội và tìm cách sử dụng nó theo những cách lành mạnh.

Đối với các bậc cha mẹ muốn tìm hiểu về các tài nguyên có thể giúp điều hướng thời gian sử dụng thiết bị với con họ, hãy tham khảo Healthy Kids, một tài nguyên hữu ích từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nơi các gia đình có thể học hỏi thêm các thông tin hữu ích cho kế hoạch phát triển gia đình.

Julia Tartaglia, MD, một nhà nghiên cứu hành vi và sức khỏe kỹ thuật số tại Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein của Northwell Health, cho biết một số dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ có thể mắc chứng nghiện mạng xã hội:

● Ngày càng dành nhiều thời gian trên mạng xã hội.

● Đánh mất tình bạn, không đạt điểm tốt, mâu thuẫn với giáo viên hoặc cha mẹ.

● Dành nhiều thời gian online thay vì các hoạt động thực tế như gặp gỡ bạn bè, đi học và các sở thích cá nhân.

● Không rời mắt khỏi vào smartphone hoặc ngừng sử dụng mạng xã hội trong một khoảng thời gian.

● Bỏ bê vệ sinh cá nhân, giấc ngủ, dinh dưỡng và tập thể dục.


Nguồn: Parents
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm