Những điều mẹ cần biết để không làm trẻ bị bỏng khi tắm

21/10/2019 - 10:56
Gần đây, câu chuyện cậu bé Tiểu Hàn, 8 tháng tuổi bị bỏng nước sôi do sơ xuất của người mẹ đang được nhiều phụ huynh ở Trung Quốc chia sẻ. Lần đó, mẹ Tiểu Hàn đưa em đến thăm người cha đang công tác xa. Vì phải lo cho cuộc sống gia đình, bố cậu bé rất bận rộn mỗi ngày và thường về nhà vào giữa đêm.

Một buổi tối, mẹ Tiểu Hàn đun một nồi nước sôi để tắm cho cậu. Ngay trong tích tắc người mẹ quay sang mở nước lạnh, Tiểu Hàn hiếu động ngồi trên xe tập đi trượt sang một bên bồn tắm, cả người cậu bé ngã thẳng xuống bồn tắm nước sôi vừa đổ vào. Mẹ Tiểu Hàn nghe tiếng hét của cậu bé vội xoay người lôi cậu ra khỏi bồn, hoang mang run rẩy bấm điện thoại cho chồng.

Bố Tiểu Hàn lập tức trở về nhà, bắt taxi và đưa cậu bé đến bệnh viện. Sau khi đến bệnh viện, Tiểu Hàn được gấp rút đưa vào phòng ICU (săn sóc tích cực). Trong thời gian đó, cậu bé hai lần rơi vào tình trạng nguy kịch, rất may sức khỏe cậu bé đã dần hồi phục. Mẹ Tiểu Hàn chỉ biết khóc và tự trách bản thân sơ xuất.

Tiểu Hàn trong phòng bệnh

 

Câu chuyện đáng tiếc xảy ra với Tiểu Hàn khiến các bậc làm cha mẹ đều cảm thấy xót xa. Một sự bất cẩn của người mẹ khiến đứa trẻ chịu đau cả đời. Tuy nhiên, từ câu chuyện của cậu bé Tiểu Hàn, rất nhiều bài học được rút ra để tránh khỏi những hậu quả ngoài ý muốn cho những bậc phụ huynh trẻ chưa đủ kinh nghiệm nuôi con.   

Khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ, hãy nhớ mở nước lạnh trước, sau đó mới mở nước nóng

Một bạn đọc chia sẻ: Con trai của chị họ chồng tôi cũng bị bỏng, nhưng không nghiêm trọng lắm. Khi đó, chị ấy cũng mở máy nước nóng trước sau đó chuẩn bị mở nước lạnh, đứa con 1 tuổi của chị ấy bước vào bồn tắm vì nghĩ rằng mẹ đã chuẩn bị xong và nó bị bỏng nặng.

Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý, khi cho trẻ tắm, trước hết hãy mở nước lạnh trước, sau đó đổ nước nóng. Sau khi đã điều chỉnh nhiệt độ nước thì mới bế trẻ vào bồn tắm. Tuyệt đối không được để trẻ ở trong phòng tắm khi chưa chuẩn bị xong nước tắm.  

Khi trẻ bị bỏng nặng, đừng ở nhà chờ đợi, hãy đến bệnh viện ngay

Sau khi Tiểu Hàn ngã vào bồn tắm nước sôi, người mẹ đã không không ngay lập tức đưa con đến bệnh viện. Thay vào đó, cô chọn cách đợi chồng trở về nhà. Trong tình huống nguy cấp này, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để trẻ được điều trị càng sớm càng tốt.

Khi trẻ bị bỏng không đặc biệt nghiêm trọng, các phương pháp điều trị khẩn cấp sau đây có thể làm giảm thương tích của trẻ

Theo mức độ nghiêm trọng, bỏng nước được chia thành ba cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Bỏng nhẹ với biểu hiện đặc trưng là đỏ da cục bộ. Bỏng ở mức trung bình với biểu hiện đặc trưng là phỏng nước. Bỏng nặng là do tổn thương trên toàn bộ da, da có màu nâu đỏ.

Bỏng nhẹ và vừa, cha mẹ nên xử lý khẩn cấp trước khi gửi đến bác sĩ, chủ yếu được chia thành 5 bước:

- Rửa nước lạnh

Sau khi trẻ bị bỏng, việc đầu tiên cần làm là tạt nước lạnh lên vùng bị bỏng của trẻ bằng cách mở vòi nước lạnh chảy chậm. Đừng sử dụng đá viên trong ít nhất 15 phút. Nước lạnh có thể lấy đi một phần nhiệt và giảm bớt tổn thương.

- Cởi quần áo vùng bị bỏng

Cẩn thận cởi quần áo phần vết thương của trẻ trong nước lạnh. Nếu không tiện cởi ra, hãy dùng kéo để cắt, nhưng hãy chắc chắn tránh thương tích thứ cấp cho trẻ. Khi quần áo dính vào da, không nên xé mà hãy đưa trẻ tới bệnh viện để xử lý.  

- Ngâm nước lạnh

Đặt vùng bị bỏng trong nước lạnh và ngâm trong 10 đến 30 phút.

- Đắp vết thương

Đắp vết thương bị bỏng bằng gạc/khăn sạch vô trùng và nhẹ nhàng băng lại.

- Đưa đi bệnh viện

Sau khi hoàn thành bốn bước trên, nhanh chóng gửi con bạn đến bác sĩ.

Ngoài ra, sau khi trẻ bị bỏng, cha mẹ nên nhớ không bôi kem đánh răng, mỡ trăn, mỡ lợn,... ở vùng bị bỏng, không chỉ vô dụng mà còn có thể gây nhiễm trùng vết thương cho trẻ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm