pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những đứa trẻ lớn lên học giỏi, IQ cao đều có 4 đặc điểm chung
Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái học hành chăm chỉ, thi đâu đỗ đấy và thành công trong mọi lĩnh vực. Vì quá kỳ vọng nên không ít phụ huynh đã tạo ra một áp lực lớn trên vai trẻ.
Thực tế cho thấy, chỉ số IQ cao không có nghĩa là trẻ sẽ trở thành thiên tài khi lớn, một đứa trẻ phát triển toàn diện, thông minh là một phần nhờ môi trường sống, cách dạy dỗ hướng dẫn của cha mẹ.
Tuy nhiên, theo đúc kết của một số chuyên gia, những đứa trẻ ham học hỏi, có triển vọng trong tương lai thường có những thói quen tốt sau đây, cha mẹ có thể chú ý quan sát thông qua cuộc sống hàng ngày nhằm có phương pháp định hướng phù hợp cho con.
Chủ động sắp xếp việc học trước
Thời gian trước đây, các chuyên gia từng bàn luận khá nhiều về sự bị động khi học tập của học sinh. Thực tế cho thấy, một số trẻ chỉ tập trung vào khả năng lắng nghe những gì thầy, cô nói, ghi chép, học tập, sau đó làm theo chính xác.
Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng phương pháp này có thể khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chi phối của người khác. Do đó, cách tư duy vấn đề cũng trở nên chậm chạp và gặp phải nhiều khó khăn hơn.
Ngược lại, một số trẻ có tính học hỏi cao, sẽ thường chủ động sắp xếp thời gian học, hoặc làm bài tập ngay khi đi học về. Trong mắt những đứa trẻ này, việc học là ưu tiên hàng đầu.
Nếu trẻ có thói quen này, cha mẹ nên vui mừng bởi có thể rèn cho trẻ sự chủ động, điều này không chỉ được sử dụng khi học tập mà còn trong tương lai, công việc của trẻ sau này. Chẳng hạn như nếu con tự tư duy, phân tích được vấn đề thì có thể tiếp cận với công việc dễ dàng hơn từ đó chiếm được thiện cảm từ phía lãnh đạo, nâng cao được hiệu suất công việc.
Để việc chủ động học tập của trẻ diễn ra có định hướng, trước tiên cha mẹ nên khuyến khích trẻ tạo ra một kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.
Hãy cho trẻ được quyền lựa chọn mục tiêu và lộ trình học tập, mục đích của việc làm này chính là giúp trẻ không bị quá sức trong khi học. Đồng thời, trẻ có mục tiêu vừa sức và sẽ biết cách phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn để đạt được đích đến đã đưa ra ngay từ ban đầu.
Một số trẻ có tính học hỏi cao, sẽ thường chủ động sắp xếp thời gian học, hoặc làm bài tập ngay khi đi học về.
Trẻ có thể học ở bất cứ đâu
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một số trẻ có thói quen cầm sách trên tay và tập trung đọc khi chờ xe buýt, hoặc sau khi lên xe. Điều này cho thấy sự chủ động và khả năng của trẻ khá cao, đối với trẻ nhỏ đây là một trong những yếu tố quan trọng để kích thích trí não phát triển.
Giáo sư Ellen Winner đã quan sát nhiều đứa trẻ và cho biết rằng "Những đứa trẻ thiên tài" quy tụ một nhóm trẻ em có chỉ số thông minh cao. Điểm chung của những đứa trẻ này là khả năng tập trung tuyệt vời.
Nếu trẻ không thể học ở mọi nơi, cha mẹ có thể giao tiếp với con nhiều hơn, đồng thời để giảm bớt sự căng thẳng cho trẻ, không khiến các con phải ngồi ở bàn học quá nhiều và học những kiến thức khô khan thì bố mẹ có thể tạo ra những hoạt động vừa học vừa chơi cùng con.
Mục đích của việc làm này đó chính là biến những buổi học trở nên vui nhộn, dễ tiếp thu và không bị gò bó. Trẻ trong quá trình học nhận thấy được sự vui vẻ cũng trở nên thoải mái hơn. Điều này tác động rất tích cực đến khả năng tiếp nhận kiến thức, nhất là khi các con cảm thấy phương pháp học của mình đang rất khô khan.
Trong quá trình vừa học vừa chơi, cha mẹ có thể lồng ghép vào đó cách dạy con một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Trẻ có thói quen sắp xếp đồ dùng học tập, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng khi ở nhà, từ khía cạnh này cũng có thể thấy đứa trẻ có sự chủ động từ những việt nhỏ nhất.
Thói quen sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng
Một số trẻ nhỏ thường khó tìm thấy tất hoặc khăn quàng đỏ, hay đồ dùng học tập vào buổi sáng trước khi đi học hoặc mỗi lần đến kỳ thi lại cuống cuồng học đêm học ngày để bổ sung kiến thức…
Ngược lại, một số trẻ có thói quen sắp xếp đồ dùng học tập, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng khi ở nhà, từ khía cạnh này cũng có thể thấy đứa trẻ có sự chủ động từ những việt nhỏ nhất.
Một khảo sát của Đại học Harvard cho thấy trẻ em có bàn làm việc gọn gàng, sạch sẽ thường có điểm tốt, tính cách vui vẻ, tập trung. Ngược lại, những đứa trẻ sinh hoạt lộn xộn, vứt đồ bừa bãi, thì thường hay lề mề, lười nhác, điểm số cũng nhàng nhàng.
Do đó, cha mẹ không nên coi nhẹ tác dụng của việc để trẻ tự sắp xếp không gian sinh hoạt của chúng. Thông qua việc này có thể rèn năng lực quan sát, khả năng tự lập, khả năng tự quản lý của trẻ, cũng như giúp tự điều chỉnh cảm xúc. Xa hơn, giúp trẻ tự hoạch định học tập, cũng như cuộc đời mình.
Ngoài đồ dùng học tập, sách vở, trẻ còn thích sắp xếp mọi vật ngay ngắn như chăn mùng, vớ (tất) thành từng đôi, hoặc phân loại đồ chơi.
Để giúp trẻ phát huy tốt thói quen này, cha mẹ có thể để trẻ phụ trách việc sắp xếp các loại thìa dĩa, bát đĩa và các loại hộp đựng thức ăn trong nhà.
Khả năng khi chép tốt
Khi trẻ học trên lớp, giáo viên sẽ yêu cầu trẻ ghi chép một số bài, đôi khi giáo viên cho rằng trẻ có thể ghi chép và không nhắc nhở trẻ hoài.
Khả năng ghi chép tốt chứng tỏ trẻ đang tích cực học hỏi, ghi chú viết tay giúp tăng khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức hiệu quả hơn.
Việc ghi nhớ những bài học, những sự kiện để thấu hiểu rõ về con người của chính mình là tiền đề cho mọi hoạt động định hướng nghề nghiệp, định hướng hạnh phúc của bản thân trẻ sau này.
Vì vậy, thói quen ghi chép có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển trí tuệ, cha mẹ khuyến khích con thực hiện.
Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ lọc thông tin quan trọng, theo thời gian trẻ sẽ tự lọc một số thông tin quan trọng và trẻ sẽ tự viết ra. Nếu trẻ chưa có những thói quen này thì ngay từ bây giờ cha mẹ hãy trau dồi và vun đắp cho con.
Nếu trẻ không thể học ở mọi nơi, cha mẹ có thể giao tiếp với con nhiều hơn, đồng thời nên giảm bớt sự căng thẳng cho trẻ.