Ngày 2/9/1945 là Ngày Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp nô dịch, gần 5 năm chịu ách thống trị của phát xít Nhật, chấm dứt 1.000 năm tồn tại của chế độ phong kiến, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiện nay, chúng ta vẫn còn lưu giữ, bảo quản nhiều hiện vật kể về ngày lễ trọng đại, thiêng liêng này.
Thư Bác Hồ kêu gọi đồng bào gia nhập Việt Minh, ủng hộ Ủy ban Giải phóng Việt Nam, đánh đuổi Nhật - Pháp, tháng 8/1945.
Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban Chỉ huy Lâm thời Khu Giải phóng, ngày 12/8/1945 do đồng chí Văn (tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp) ký.
Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ngày 13/8/1945.
Dao, mũi lao của chiến sĩ giải phóng, người dân sử dụng trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
Chỉ kim tuyến được phụ nữ Hà Nội dùng thêu Cờ đỏ Sao vàng, chuẩn bị cho ngày Tổng khởi nghĩa, năm 1945.
Phù hiệu của bà Chu Thọ Tâm (xã Huy Chương, ngoại thành Hà Nội) đeo khi dự mít tinh ở đình Chèm và tham gia đánh chiếm Phủ Khâm sai, ngày 19/8/1945.
Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại, ngày 30/8/1945.
Bản nhạc bài "Tiến quân ca" được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào ngày 22/12/1944, được sử dụng làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.
Cờ Hội Công nhân Cứu quốc tặng Ủy ban Dân tộc Giải phóng, tháng 8/1945.
Cờ Tổ quốc được sử dụng trong cuộc họp bàn về Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám và dùng trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Bộ tràng kỷ Bác Hồ ngồi làm việc với các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh tại nhà cụ Nguyễn Thị An (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội), ngày 25/8/1945 bàn việc vào nội thành chuẩn bị cho Ngày Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.
Chiếc bàn làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội), nơi Bác Hồ đã khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Chiếc bàn này (tại nhà số 48 Hàng Ngang) là nơi Bác Hồ cùng các đồng chí trong Trung ương Đảng thông qua 3 nội: 1. Tuyên ngôn Độc lập; 2. Tổ chức Lễ Quốc khánh; 3. Thành phần Chính phủ lâm thời.
Chiếc micro mà Bác Hồ sử dụng đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945.
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Bác Hồ soạn thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945.
Báo Đông Phát xuất bản tại Hà Nội vào ngày 2/9/1945, thông báo về các chương trình mít tinh, biểu tình, Lễ Tuyên ngôn Độc lập.
Báo Nam Bộ, xuất bản tại Nam Bộ vào ngày 2/9/1945, mừng Ngày Độc lập đầu tiên của dân tộc.
Sổ tay Văn phòng Chủ tịch dùng ghi công việc hàng ngày của Bác Hồ, từ ngày 2/9/1945 đến ngày 17/10/1945
Tranh cổ động do Xưởng tranh cổ động Trung ương phát hành nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, năm 1985.