pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những hiểu lầm về bệnh đau mắt đỏ có thể khiến bệnh trầm trọng hơn
1. Những hiểu lầm về bệnh đau mắt đỏ trong phòng tránh
- Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ là sẽ lây bệnh
Đây là hiểu lầm về bệnh đau mắt đỏ phổ biến nhất. Đây là quan niệm truyền miệng đã có từ rất lâu, hiện đã được khoa học bác bỏ. Thực tế, đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh qua đường hô hấp. Chúng ta có thể bị lây bệnh nếu ôm hôn, bắt tay, tiếp xúc với nước bọt hoặc nước mắt của bệnh nhân.
Virus từ người bệnh có thể được phát tán vào không khí và lây sang người khỏe mạnh. Chính vì vậy, nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ sẽ không khiến bạn bị lây bệnh. Bạn chỉ cần giữ khoảng cách an toàn với bệnh nhân khi trò chuyện để tránh bị lây nhiễm virus.
- Đeo kính râm để tránh lây lan bệnh
Vì quan niệm nhìn vào mắt người đau mắt đỏ là sẽ bị lây bệnh nên nó dẫn tới 1 hiểu lầm về bệnh đau mắt đỏ khác. Đó chính là cần phải đeo kính râm để tránh lây bệnh cho người khác. Như đã nói ở trên, việc truyền nhiễm bệnh đau mắt đỏ là do virus chứ không có liên quan đến sự tiếp xúc bằng ánh mắt. Do đó, đeo kính râm không có tác dụng phòng tránh lây nhiễm
> Có những nguyên nhân gây đau mắt đỏ nào?" data-rel="follow" style="text-align: justify; background-color: rgb(255, 255, 255);">>> Có những nguyên nhân gây đau mắt đỏ nào?
Tuy nhiên, đeo kính râm rất có lợi cho người bị đau mắt đỏ. Khi bị đau mắt đỏ, mắt trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Việc đeo kính râm sẽ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh và khói bụi, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng kính râm hoặc kính trắng 0 độ để bảo vệ mắt.
Tuy nhiên, nhớ vệ sinh và sát trùng kính hàng ngày. Virus và vi khuẩn trú ngụ ở kính có thể khiến tình trạng đau mắt đỏ của bạn lâu khỏi hơn, tái đi tái lại nhiều lần.
2. Những hiểu lầm về bệnh đau mắt đỏ trong điều trị
- Không ăn trứng khi đang chữa đau mắt đỏ
Quan niệm dân gian cho rằng, ăn trứng khi đang bị đau mắt đỏ sẽ khiến mắt sưng đau lâu hơn. Hiểu lầm về bệnh đau mắt đỏ này đã khiến người bệnh bỏ qua các lợi ích tuyệt vời của trứng. Lòng đỏ trứng có chứa rất nhiều vitamin A và các dưỡng chất giúp mắt ẩm và khỏe hơn. Điều này có tác dụng không nhỏ trong việc hỗ trợ phục hồi thị lực. Do đó người bệnh không cần kiêng trứng khi đang chữa trị mắt.
Tuy nhiên, bệnh nhân đau mắt đỏ nên kiêng một số thực phẩm cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn. Bởi chúng làm suy yếu hệ miễn dịch, kích thích tình trạng viêm và tiết ghèn ở mắt, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
- Xông lá trầu không để chữa đau mắt đỏ
Vốn là căn bệnh phổ biến nên cũng có khá nhiều cách hỗ trợ chữa đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian truyền miệng lại. Trong đó có xông hoặc hơ nóng lá trầu không để đắp lên mắt. Lá trầu không đã được chứng minh là có chứa chất kháng khuẩn. Tuy nhiên việc xông hoặc hơ nóng sẽ không giúp tiêu diệt được vi khuẩn trú ngụ trong mắt. Mặt khác, nhiệt độ và tinh dầu của lá trầu không còn có thể gây bỏng giác mạc, làm ảnh hưởng đến thị lực.
Đúng là sau khi khi vừa xông hoặc đắp lá trầu không xong, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ cộm và ngứa, cho cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên đây chỉ là tác dụng tạm thời của nhiệt. Mọi người không nên tưởng nhầm nó có tác dụng chữa bệnh.
Đau mắt đỏ vốn là 1 căn bệnh lành tính. Nếu chữa trị đúng cách mắt có thể hồi phục trong khoảng 1 tuần. Do đó, bạn không nên vì những quan niệm cũ, những hiểu lầm về bệnh đau mắt đỏ mà làm chậm trễ thời gian điều trị. Khi có dấu hiệu của bệnh, hãy vệ sinh mắt thật sạch sẽ, đi khám bác sĩ để được kê đúng thuốc.