Những món ăn, thực phẩm kị tỏi
- Tỏi không được dùng chung với các loại thuốc bổ
- Không kết hợp tỏi với địa hoàng, hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì)
- Tỏi dùng chung với hành sẽ hại dạ dày, hại thận
- Ăn tỏi với xoài gây vàng da
- Tỏi ăn cùng cá diếc, thịt gà, thịt dê, thịt chó sinh nhiệt, gây bốc hỏa, chướng bụng, khó tiêu
- Tỏi với mật ong gây tiêu chảy
Trường hợp nào không được dùng tỏi?
Bụng đói: Tuyệt đối không được ăn tỏi khi bụng đói, rỗng sẽ gây viêm dạ dày cấp tính.
Người đang bị tiêu chảy: Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi: Người đang bị tiêu chảy cấm kị dùng tỏi. Do các mô niêm mạc của ruột bị viêm, vị cay allicin trong tỏi sống kích thích mạnh đến ruột, gây tắc nghẽn và phù nề niêm mạc ruột, thúc đẩy sự sung huyết và làm tình trạng tồi tệ hơn.
Người bị bệnh gan: Theo nghiên cứu của Đông y có ghi: dùng tỏi lâu dài hại gan, hại mắt. Một số thành phần trong tỏi gây kích thích dạ dày và ruột, ức chế sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn, do đó làm nặng thêm nhiều triệu chứng như buồn nôn của bệnh nhân viêm gan.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi có thể làm giảm các tế bào hồng cầu và huyết sắc tố (Hemoglobin) trong máu và có thể gây thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị viêm gan.
Bệnh nhân mắc các bệnh về mắt: Theo “Bản thảo cương mục”, việc tiêu thụ tỏi trong thời gian dài với số lượng lớn nhất là vào mùa hè và mùa thu sẽ gây tổn thương gan, viêm mí mắt, viêm kết mạc, thậm chí gây hỏng mắt.
Người mắc bệnh nặng: Ăn thực phẩm cay nóng như tỏi và ớt có thể gây ra tác dụng phụ rõ ràng đối với những người bị bệnh nặng âm hư hỏa vượng hoặc đang dùng thuốc. Nó không chỉ làm tái phát bệnh cũ mà còn có thể làm giảm tác dụng điều trị của các loại thuốc.
Người suy nhược và nóng trong: Theo ghi nhận trong “Bản thảo tòng tân”, tỏi rất nóng, làm tiêu tan khí huyết, những người thể trạng yếu, suy nhược và nóng trong không nên ăn.