Chính trị - Xã hội

Những người Kể sử: Hành trình "tìm lại tên" cho các liệt sĩ

Phước Long - Minh Tuấn 27/07/2025 - 06:00 AM
Trong đợt 2 cuộc tấn công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân năm 1968, nhiều chiến sĩ của Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng, thuộc Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, đã hy sinh trong thầm lặng vì chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Vì những lý do khách quan, 50 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, sự hy sinh của họ mới được “Tổ quốc ghi công”.

Hành trình "tìm lại tên" cho các liệt sĩ sẽ được tái hiện qua lời kể của bà Lê Hồng Quân - nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng.

Bà Lê Hồng Quân - nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng

Bà Lê Hồng Quân - nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 28/4 vừa qua, tại Nghĩa trang Liệt sĩ TPHCM, Sở Nội vụ TPHCM long trọng tổ chức Lễ trao Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với 5 liệt sĩ Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng, gồm: Liệt sĩ Lê Thị Hai, Lê Văn Tư, Lê Thị Sáu, Lê Văn Bo, Lý Giao Duyên. Đây là 5 liệt sĩ đã dũng cảm chiến đấu và ngã xuống dòng Kinh Tẻ trong đợt 2 cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 

Do đặc thù của Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng là bám trụ hoạt động bí mật trong nội đô đầu não giặc, để tồn tại và tránh tổn thất nên các liệt sĩ đã dùng bí danh, không biết họ tên thật cũng như quê quán, tên cha mẹ hoặc thân nhân, cho đến lúc hy sinh. Tên của cả 5 liệt sĩ trên đều là những danh xưng mà đồng đội dành cho họ với tất cả sự kính trọng. 

Trước đó, theo bà Lê Hồng Quân, đã có 8 liệt sĩ của Tiểu đoàn được trao Bằng “Tổ quốc ghi công”. Đây là sự động viên to lớn đối, sự tri ân xứng đáng đối với những người đã cống hiến, hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn