Những nguy hiểm của rau tiền đạo mà bà bầu nên biết

04/12/2018 - 18:00
Rau tiền đạo (nhau tiền đạo) là một bất thường về vị trí bám của rau thai – bánh rau không bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung mà bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung thì được gọi là rau tiền đạo. Và có thể gây ra những nguy hiểm cho từng cấp độ đối với mẹ lẫn thai nhi.
Rau tiền đạo cản trở đường ra của thai
 
Cụ thể như trường hợp của chị Lưu Ly - 25 tuổi (Quận 2. Tp.HCM), đang có thai ở tháng thứ 7, chị thấy xuất hiện đau bụng dưới nhẹ và có ra chút máu ở vùng kín. Sau khi đi khám siêu âm, bác sỹ nói chị cần theo dõi rau tiền đạo và yêu cầu chị phải nhập viện ngay.
 
dau-bung-khi-mang-thai-dung-chu-quan-1.jpg
Do ra huyết âm đạo nên thai phụ sẽ bị thiếu máu và thai nhi dễ suy dinh dưỡng, suy thai. Nếu ra huyết nhiều, không được chẩn đoán sớm có thể tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi thai phụ ra huyết âm đạo cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị - Ảnh minh họa

 

Bác sĩ Lê Huy Tuấn - Chuyên ngành Sản phụ khoa (Phòng khám Thăng Long, Hà Nội) cho biết đây là một trong những biểu hiện của bệnh rau tiền đạo.
 
Rau tiền đạo hay còn gọi là rau thai, nhau thai, bánh rau..., đây là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung với chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi qua máu của người mẹ. Rau thai như một cái đĩa úp vào mặt trong tử cung, bánh rau có đường kính từ 15 cm đến 20cm, dày khoảng 2cm đến 3 cm ở trung tâm và mỏng dần ở bờ, chỗ mỏng nhất khoảng 0,5 cm. Đủ ngày tháng bánh rau nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung. Rau tiền đạo là rau bám ở đoạn dưới và cổ tử cung, nó chặn phía trước cản trở đường ra của thai khi chuyển dạ đẻ.
 
Các xác định và xử lý
 
Chẩn đoán rau tiền đạo thông qua triệu chứng lâm sàng như ra máu, khám trực tiếp, siêu âm… để xác định mức độ như thế nào.
 
Có thể phân loại theo vị trí của bánh rau đó là rau tiền đạo bám thấp là một phần bánh rau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung. Rau tiền đạo bám bên là một phần bánh rau bám thấp hơn nữa đoạn dưới tử cung. Rau tiền đạo bám mép là mép bánh rau bám sát vào lỗ rách của màng rau. Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn là một phần bánh rau che lấp một phần lỗ cổ tử cung. Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn là một phần bánh rau che toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.
 
nhau-tien-dao.jpg
Hình ảnh rau tiền đạo chảy máu

 

Về nguyên nhân thì có rất nhiều lý do có thể dẫn đến rau tiền đạo nhưng người ta thấy tần suất rau tiền đạo tăng lên ở những người có tiền sử sau:
 
  • Những người đã từng bị rau tiền đạo trước đây
  • Tiền sử mổ tử cung để lấy thai hoặc lý do khác như bóc nhân xơ, mổ tạo hình tử cung…
  • Tiền sử nạo phá thai nhiều lần bằng phương pháp ngoại khoa
  • Tiền sử đẻ có kiểm soát tử cung hoặc bóc rau nhân tạo
  • Tiền sử đẻ nhiều lần.
  • Một số trường hợp xảy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá nhiều
Đối với rau tiền đạo sẽ có nhiều nguy cơ đối với người mẹ và thai nhi đó là đau bụng, chảy máu, vỡ tử cung, thai chết, tử vong mẹ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
 
Với trường hợp của chị Lưu Ly, hiện nay chị có thai được được 7 tháng có nghĩa là đang ở 3 tháng cuối của thai kỳ, trong giai đoạn này do có cơn co tử cung còn gọi là cơn co Hick là cơn co sinh lý mạnh để hình thành đoạn dưới tử cung. Khi có cơn co mạnh có thể gây bong rau một phần và chảy máu. Nếu kết hợp hình ảnh trên siêu âm cùng với biểu hiện ra máu âm đạo thì có thể chẩn đoán chị đang bị rau tiền đạo nên phải nhập viện ngay để bác sỹ khám và có kết luận chính xác bạn đang bị mức độ như thế nào khi đó mới có hướng điều trị phù hợp được.
 
hnh-nh-rtd-minh-hoa.jpg
Hình ảnh rau tiền đạo

 

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo là tránh quan hệ tình dục trong giai đoạn xuất huyết, để tránh tổn thương nào ở cổ tử cung, đồng thời tránh kích thích đầu vú hoặc tình trạng cực khoái, những hành động này sẽ dẫn đến co thắt tử cung.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm