Những phát minh mới cho cuộc sống hiện đại

16/05/2018 - 21:28
Đại học Bách khoa Novosibirsk - NU (Nga) vừa nghiên cứu thành công thế hệ vít gốm siêu bền dùng cho phẫu thuật cột sống. Giống như vít thông thường về hình dạng nhưng vít gốm không bị gặm mòn và gây viêm nhiễm, không phải tái phẫu thuật để thay mới.
Thiết bị cấy tử cung giúp phụ nữ phòng ngừa HIV
1.jpg
 
Hai chuyên gia Emmanuel Ho và Keith Fowke ở Đại học Waterloo, Mỹ (UoW) vừa nghiên cứu thành công thiết bị cấy tử cung giúp phụ nữ phòng tránh nguy cơ nhiễm HIV. Thiết bị này có thể bài tiết chậm thuốc  hydroxychloroquine (HCQ), giúp cơ thể miễn nhiễm với virus HIV.
 
Hydroxychloroquine là một loại thuốc đã được đề cập từ lâu, được sử dụng đầu tiên để làm thuốc chống sốt rét. Sau đó, thuốc này được sử dụng trong rất nhiều bệnh lý tự miễn, trước khi phát hiện ra vai trò ức chế miễn dịch của nó.
 
Đây cũng là loại thuốc được sử dụng trong nghiên cứu, đặc biệt là tác nhân gây ức chế mạnh lên các tế bào dòng lympho T, nơi cư trú chính của virus HIV. Nghiên cứu được tiến hành thành công trên động vật và tới đây sẽ được tiến hành trên cơ thể người. Nếu thành công, loại thuốc này sẽ là liệu pháp hiệu quả, giá thành rẻ và đảm bảo an toàn.
 
Máy phát điện nhiệt iHarvey có chất thải “zero”
5.jpg
 
Theo trang tin Ideaconnection, hãng Off Grid Innovations (Pty) LTD (OGI) của Nam Phi vừa xuất xưởng loại máy phát điện nhiệt cá nhân có chất thải.... bằng “zero”, có tên iHarvey. iHarvey dùng dầu hỏa hay diesel, có khả năng đốt cháy nhiên liệu hiệu quả cao, giảm lượng phát thải hạt xuống gần bằng 0mg/cm3/giờ và 0ppm khí carbon monoxide.
 
Theo OGI, iHarvey chuyển đổi nhiệt thành điện và cấp nguồn 3 đèn LED đồng thời sạc cho bất kỳ thiết bị USB nào và được xem là máy phát điện cá nhân mạnh nhất, kinh tế nhất thế giới hiện nay. Nó có thể vận hành trong  29 giờ liên tục bằng 1 lít nhiên liệu. Nhiệt thải có thể sử dụng để vận hành miếng đệm dùng đuổi muỗi và tấm đệm chịu nhiệt để sưởi ấm cho người dùng hay cho các ứng dụng tương tự.          
 
Vít gốm siêu bền dùng để phẫu thuật cột sống
2.jpg
 
Đại học Bách khoa Novosibirsk - NU (Nga) vừa nghiên cứu thành công thế hệ vít gốm siêu bền dùng cho phẫu thuật cột sống. Giống như vít thông thường về hình dạng nhưng vít gốm không bị gặm mòn và gây viêm nhiễm, không phải tái phẫu thuật để thay mới.
 
Đây là công nghệ sản xuất mới mang bản quyền của người Nga. Khi được lắp vào xương, loại vít này vẫn giữ nguyên vẹn, không bị gãy, sứt mẻ và ăn mòn.
 
Qua thử nghiệm trên động vật cho thấy độ bền tương đương tuổi thọ vật chủ, giúp động vật phục hồi nhanh, không để lại phản ứng phụ, phù hợp các phẫu thuật chấn thương cột sống hay các ứng dụng tương tự.
 
Tiêm thuốc không gây đau cho mắt
3.jpg
 
Theo trang tin Ideaconnection, Công ty dược phẩm EyeGate Pharma của Mỹ vừa trình làng hệ thống tiêm không gây đau cho mắt có tên Eyegate. Đây là phương pháp tiêm thuốc điện tử không xâm lấn, thông minh. Nhờ Eyegate, công nghệ điều phối thuốc dựa trên điện cực đặt ở trán người bệnh cùng với một điện cực khác có chứa thuốc, đặt ở trước mắt nên loại bỏ việc dùng kim tiêm.
 
Cơ chế hoạt động của Eyegate là dùng một dòng điện nhỏ được kích hoạt giữa hai đầu điện cực. Thuốc được ion hóa sẽ phóng thích một liều nhỏ vào mắt, giống như như đeo kính áp tròng, thời gian tiêm dài chừng 7 phút, rất hiệu quả, không bị thất thoát thuốc và không gây đau.
 
Ra đời bê tông kháng nước, giảm thiểu tác hại môi trường
4.jpg
 
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vừa cho ra đời kỹ thuật sáng tạo, thân thiện với môi trường giúp tăng cường cấu trúc cho các tòa nhà. Kết hợp than sinh học được tái chế từ bụi cưa thành xi măng, tạo ra loại bê tông chịu nước, có độ bền cao. Phương pháp này tận dụng tối đa phế phẩm gỗ như mùn cưa, sản phẩm có sẵn tại Singapore hiện nay.
 
Theo Giáo sư Kua Harn Wei - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu - phương pháp mới sử dụng than sinh học làm từ chất thải gỗ. Nói cách khác, trộn than sinh học từ bụi cưa với xi măng, độ cứng của bê tông tăng tới 20% và khả năng chống thấm tăng đến 50% so với các loại bê tông sản xuất từ xi măng truyền thống.
 
Cũng theo nhóm nghiên cứu, các xưởng chế biến gỗ ở Singapore mỗi năm tạo ra hàng nghìn tấn chất thải. Ví dụ, năm 2016 cho ra đời tới hơn 530.000 tấn chất thải, phần lớn dùng cho việc lấp đất, nhưng nay được tận dụng để sản xuất bê tông nên mang lại nhiều lợi ích, trong đó có lợi ích về môi trường.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm