Những tên tuổi nữ trong lịch sử 70 năm LHP Cannes

19/05/2017 - 06:20
Liên hoan phim (LHP) Cannes 2017 đang diễn tại thành phố duyên hải xinh đẹp cùng tên ở miền Nam nước Pháp. Cùng PNVN điểm danh những tên tuổi nữ gắn liền với liên hoan phim danh giá bậc nhất hành tinh này suốt 7 thập kỷ qua.
Giải thưởng Cành cọ Vàng (Palme d'Or)

Năm 1955, giải thưởng quan trọng nhất của LHP Cannes đã ra đời làm nức lòng giới yêu môn nghệ thuật thứ 7 và người dân tại thành phố Cannes. Từ đặc điểm của thành phố này trồng nhiều cây cọ, ông Jean Cocteau - Nhà hải dương học và là một đạo diễn xuất sắc đã thiết kế biểu tượng chính thức của LHP là một chiếc lá cọ vàng. Từ đó, giải thưởng cao quý này có một tên gọi mới là Cành cọ vàng dành cho bộ phim hay nhất.
1palme-dor.jpg
Biểu tượng Cành cọ vàng 2017 đính kim cương
Kỷ niệm 70 năm giải thưởng này ra đời, biểu tượng này được phủ 118 gr vàng nguyên chất, đính 167 viên kim cương với mỗi viên 0,695 carat, trông như những ngôi sao lấp lánh trên lá và thân cọ.
 
Nữ đạo diễn đầu tiên được trao giải Cành cọ vàng
2-jane-campion-cannes.jpg
Nữ đạo diễn Jane Campion giành giải Cành cọ vàng với bộ phim The Piano
Chinh phục giải thưởng là đạo diễn Jane Campion với bộ phim The Piano năm 1993. Sau đó, bộ phim tiếp tục được đề cử cho 8 giải Oscar năm 1994 và đoạt 3 giải, trong đó có hạng mục kịch bản xuất sắc nhất. Kể từ đó, tên tuổi của nữ đạo diễn này được khẳng định trong làng phim thế giới bằng những bộ phim nổi tiếng về sau như The Portrait of a Lady với nữ chính là Nicole Kidman hay In the Cut and Abbie Cornish với nữ diễn viên kỳ cựu Meg Ryan. Năm 2014, Campion trở lại Cannes với cương vị là giám khảo chính của LHP.
 
Giải thưởng Máy quay vàng (Caméra d’Or)

Năm 1978, LHP Cannes đã cho thành lập giải thưởng mới mang tên Máy quay vàng để trao cho phim đầu tay xuất sắc nhất được lựa chọn bởi một Hội đồng giám khảo riêng. Ngoài ra, Cannes còn thành lập sự kiện Un Certain Regard (Một cách nhìn khác) - Giải thưởng dành cho đạo diễn trẻ với tác phẩm có ý tưởng mới.
3naomi-kawase-camera-dor.jpg
Nữ đạo diễn 27 tuổi đến từ Nhật Bản Naomi Kawase
Năm 1997, nữ đạo diễn 27 tuổi đến từ Nhật Bản Naomi Kawase đã trở thành người trẻ tuổi nhất giành giải thưởng Camera vàng của LHP. Kể từ đó, Kawase luôn là cái tên hiện diện thường xuyên tại Cannes qua nhiều năm với những tác phẩm nổi bật được đề cử tranh giải như Still the Water và An. Năm 2016, Naomi Kawase được chọn làm chủ tịch hội đồng ban giám khảo của Cinéfondation và cuộc thi phim ngắn quốc tế.
 
Nữ giám khảo đầu tiên của LHP Cannes

Hiện đã 101 tuổi, bà Olivia de Havilland từng giành được 2 giải thưởng Oscar trong sự nghiệp của mình với To Each His Own (1946) và The Heiress (1949). Năm 1965, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nắm vai trò chủ tịch hội đồng ban giám khảo của LHP. Nữ diễn viên phim ‘Cuốn theo chiều gió’ là người đi đầu trong cuộc chiến vì nữ quyền ở Hollywood.
4olivia-de-havilland-cannes.jpg
Olivia de Havilland một thời vang bóng
Sau bà Olivia, nữ diễn viên người Pháp Jeanne Moreau đã ghi tên vào lịch sử Cannes khi trở thành người đầu tiên và duy nhất từng 2 lần ngồi ở cương vị chủ tịch hội đồng ban giám khảo. Bà Moreau từng giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của Cannes năm 1960 cho vai diễn trong phim Seven Days… Seven Nights. Bà cũng giành được giải Cành cọ vàng danh dự cho thành tựu trọn đời tại Cannes năm 2003.
 
LHP Cannes có cái nhìn “độ lượng”
5-viridiana-cannes.jpg
Một cảnh trong phim Viridiana
Liên hoan phim Cannes từ lâu đã là điểm đến của rất nhiều bộ phim về đề tài tình dục và bạo lực. Sự cởi mở của liên hoan phim này đã khiến các nhà làm phim thoải mái trình làng những tác phẩm của phần gây sốc của mình. Năm 1961, bộ phim Viridiana của điện ảnh Mexico khiến cho Tòa thánh Vatican phải tức giận vì đã xây dựng câu chuyện về một cô gái trẻ trước khi trở thành nữ tu đã có chuyến hành trình không thể tin được tới nhà người chú. Phía Vatican cho rằng bộ phim là một sự bang bổ khó có thể chấp nhận với những cảnh sex trần trụi cho một người sắp là nữ tu. Tuy vậy, Viridiana đã giành giải thưởng Cành cọ vàng cùng lời khen ngợi của giới chuyên môn.
6-palme-dor-abdellatif-kechiche-lea-seydoux-adele-exarchopoulos.jpg
Giải Cành cọ vàng được trao cho đạo diễn Abdellatif Kechiche và 2 nữ diễn viên Léa Seydoux và Adèle Exarchopoulos với bộ phim gây nhiều tranh cãi Blue Is the Warmest Color
Năm 2013, Cannes tiếp tục vinh danh một bộ phim có đề tài đồng tính. Blue Is The Warmest Color nhận giải Cành cọ vàng và sự khen ngợi từ phía các nhà phê bình. Mặc cho trong phim có một phân cảnh quan hệ đồng giới kéo dài tới 10 phút, bộ phim vẫn được các phản hồi tích cực.
 
Bộ phim dài không tưởng
7-the-war-ken-burns-cannes.jpg
Đạo diễn Ken Burns
LHP Canneses đã và đang giữ kỷ lục về một tác phẩm điện ảnh có thời lượng dài nhất thế giới. Năm 2007, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Ban tổ chức đã trình chiếu lại bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Ken Burns có tên là The War. Phim mang nội dung nói về cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, bộ phim kéo dài 14 tiếng đồng hồ.
 
Tình yêu nảy nở từ thảm đỏ Cannes

Năm 1955, nữ diễn viên Mỹ huyền thoại Grace Kelly đoạt giải Oscar cho vai nữ chính xuất sắc nhất trong phim The Country Girl. Sau đó, bà Grace Kelly dẫn đầu phái đoàn Mỹ đến dự Liên hoan phim Cannes và được mời tham gia một buổi chụp hình tại lâu đài Monaco cùng ông hoàng Rainier III. Mối tình hoàng gia giữa hoàng tử Rainier và Grace Kelly đã nảy nở từ đó. Lễ cưới diễn ra ngày 19/4/1956 giữa ông hoàng Rainier III và Grace Kelly thật sự là một trong những lễ cưới bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX.
8-rainier-grace-kelly-monaco.jpg
Đám cưới của ông hoàng Rainier III và ngôi sao màn bạc Grace Kelly
Grace Kelly dùng ảnh hưởng của mình để đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ. Grace Kelly có 3 người con với ông hoàng Rainier là công chúa Caroline, hoàng tử Albert và công chúa Stéphanie. Ngày 13/9/1982, khi đang đưa cô con gái út là công chúa Stephanie về cung điện Monaco, hai mẹ con Grace Kelly đã bị tai nạn ô tô nghiêm trọng và bà qua đời.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm