pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những thông tin cần biết về vaccine Pfizer-BioNtech trong phòng COVID-19
- 1. Vaccine Pfizer là gì? Tìm hiểu nguồn gốc vaccine Pfizer
- 2. Đối tượng tiêm vaccine Pfizer
- 3. Cần làm gì để đảm bảo quá trình tiêm phòng vaccine diễn ra an toàn?
- 3.1. Trước khi tiêm phòng
- 3.2. Không nên tiêm vaccine Pfizer trong trường hợp nào?
- 3.3. Lịch trình tiêm vaccine
- 4. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm vaccine Pfizer là gì?
- 5. Mức độ an toàn của vaccine Pfizer
- 6. Một vài câu hỏi thường gặp về vaccine Pfizer
Hiện nay, vaccine Pfizer được biết đến là một trong số các vaccine ngừa COVID-19 đang được quan tâm nhiều nhất và được sử dụng nhiều tại Mỹ và Châu Âu.
Trong đó, đầu năm 2020, vaccine này cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt dựa trên hồ sơ về tính an toàn cũng như sinh miễn dịch của vaccine.
Vaccine Pfizer-BioNtech được bào chế dưới dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm với mỗi liều 0,3 ml chứa chứa 30 mcg vaccine mRNA COVID-19 (được bọc trong các hạt nano lipid) và được sản xuất tại Pfizer Manufacturing Belgium NV, Bỉ và BioNTech Manufacturing GmbH, Đức.
Do đó, Bộ Y tế đã đàm phán và ký hợp đồng để mua vaccine Pfizer/BioNtech cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19 đang diễn ra.
1. Vaccine Pfizer là gì? Tìm hiểu nguồn gốc vaccine Pfizer
Vaccine Pfizer (BNT162b2) là một trong số những loại vaccine hứa hẹn trong quá trình phòng ngừa dịch COVID-19 đang diễn ra.
Dựa trên các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho kết quả vaccine Pfizer có tính an toàn cao và tỷ lệ hiệu quả lên tới 95% trong việc phòng ngừa virus gây bệnh COVID-19.
Nguồn gốc vaccine Pfizer
Vaccine Pfizer có nguồn gốc là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) cùng hợp tác phát triển thành.
Tập đoàn dược phẩm Pfizer được biết đến là một trong những cái tên tiêu biểu của thị trường dược phẩm thế giới vốn được xem là biểu tượng của ngành dược Hòa Kỳ. Tập đoàn dược phẩm Pfizer khởi đầu từ 1 công ty dược phẩm và hóa chất nhỏ, theo thời gian Pfizer vươn lên trở thành công ty dược phẩm toàn cầu với mục đích tập trung vào lĩnh vực để phát triển các loại thuốc, vaccine trong nhiều lĩnh vực gồm cả: ung thư học, miễn dịch học và thần kinh học hay tim mạch.
Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp vaccine trong phòng ngừa COVID-19 và được sử dụng cho những người từ 16 tuổi trở lên.
Tìm hiểu thêm thông tin về vaccine Pfizer qua các bài viết:
Vaccine Covid-19 của Pfizer và BioNtech cho hiệu quả phòng ngừa hơn 90%: Các chuyên gia nói gì
Vắc xin COVID-19 của Pfizer, Moderna và J&J, loại nào tốt hơn?
Bắt đầu từ ngày 8/12/2020 tại Anh đã tổ chức tiêm chủng vaccine Pfizer-BioNTech. Tiếp đến là Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu khác.
Vào ngày 1/1/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho biết, vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) trở thành vaccine đầu tiên nhận được phê duyệt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với mục đích sử dụng khẩn cấp kể từ lúc dịch bùng phát.
Theo AFP, việc WHO đưa vaccine Pfizer để phòng COVID-19 vào sử dụng khẩn cấp cũng được biết đến là tiền để cho các quốc gia khác trên thế giới đẩy nhanh tốc độ nhập khẩu và phân phối vaccine này.
Bảo quản vaccine:
Điều kiện bảo quản vaccine Pfizer vô cùng nghiêm ngặt, cần sử dụng tủ đông với nhiệt độ siêu thấp và kho bảo quản bằng vật liệu nhiệt.
Bảo quản vaccine với nhiệt độ - 70 độ C.
2. Đối tượng tiêm vaccine Pfizer
- Trẻ em từ 12 đến 16 tuổi:
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã cho phép thực hiện tiêm vaccine Pfizer với mục đích phòng Covid-19 cho các đối tượng trẻ em từ 12 đến 16 tuổi. Trong khi đó, tại Châu Âu cũng đã sớm thực hiện các hành động tiêm phòng này.
Theo Bà Janet Woodcock, quyền ủy viên FDA cho biết thêm: Việc mở rộng tiêm ngừa vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 16 tuổi được biết đến là một trong những bước tiến quan trọng với hi vọng sớm kết thúc dịch Covid-19 đang diễn ra.
Khi thực hiện tiêm phòng vaccine, đa số người dân đều có thể an tâm vì trước khi thực hiện quyết định tiêm vaccine Pfizer cho đối tượng trẻ dưới 16 tuổi, các cơ quan chức năng đã tiến hành xem xét kỹ lưỡng với các dữ liệu có sẵn và hành động cụ thể, đầy đủ với các vụ cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 khẩn cấp.
Ngoài ra, vào ngày 8/6, Pfizer đã bắt đầu đưa ra thử nghiệm về mức độ hiệu quả của vaccine này đối với trẻ em dưới 12 tuổi.
- Người trên 16 tuổi:
Tuy nhiên, đối tượng tiêm phòng vaccine Pfizer (BNT162b2) được chỉ định phòng ngừa COVID-19 thì dành cho người từ 16 tuổi trở lên. Với mục đích nhằm giảm thiểu tối đa số ca tử vong và mắc bệnh nghiêm trọng cũng như duy trì hoạt động chức năng xã hội và giảm gánh nặng bệnh tật, kinh tế khi COVID-19 đang gây ảnh hưởng đến rất nhiều người trên toàn thế giới.
3. Cần làm gì để đảm bảo quá trình tiêm phòng vaccine diễn ra an toàn?
3.1. Trước khi tiêm phòng
Để quá trình tiêm phòng Pfizer (BNT162b2) diễn ra thuận lợi, cần chủ động khai báo các vấn đề như sau:
- Tiền sử bị dị ứng của bản thân.
- Khi bị sốt hoặc đang mắc các bệnh lý cấp tính khác.
- Tình trạng rối loạn chảy máu, các bệnh về máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu.
- Người bị suy giảm miễn dịch hay đang sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến miễn dịch.
- Phụ nữ mang thai hoặc có dự định có thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Đối tượng đã được tiêm chủng vaccine khác với mục đích phòng Covid-19.
Đọc thêm: 12 điều chắc chắn cần biết khi trước khi tiêm vaccine Covid-19.
3.2. Không nên tiêm vaccine Pfizer trong trường hợp nào?
Vaccine Pfizer đem lại hiệu quả giúp phòng ngừa dịch Covid-19 hiệu quả cao, tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều có thể thực hiện tiêm phòng. Một số đối tượng không nên tiêm phòng nếu như:
- Đã từng xuất hiện phản ứng nghiêm trọng sau liều vaccine này trước đó.
- Đối tượng có phản ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ thành phần nào có trong vaccine Pfizer gồm: mRNA, lipids((4-hydroxybutyl) azanediyl) bis(hexane-6,1-diyl)bis(2-hexyldecanoate),2 [(polyethyleneglycol)-2000]-N,N-ditetradecylacetamide,1,2-Distearoyl-sn-glycero-3-phosphocholine, và cholesterol), potassium chloride, monobasic potassium phosphate, sodium chloride, dibasic sodium phosphate dihydrate, và sucrose.
3.3. Lịch trình tiêm vaccine
Mỗi loại vaccine sẽ có lịch trình tiêm khác nhau, đối với vaccine Pfizer có phác đồ tiêm như sau:
Vaccine Plizer gồm 2 mũi tiêm:
- Mũi tiêm 1 thực hiện lần đầu tiên.
- Mũi tiêm thứ 2 thực hiện tiêm cách mũi tiêm số 1 sau 3 tuần.
4. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm vaccine Pfizer là gì?
Vaccine Pfizer có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Bị sưng đau tại vị trí tiêm.
- Vết tiêm bị sưng đỏ.
- Người tiêm vaccine cảm thấy mệt mỏi.
- Đau đầu, mệt mỏi.
- Bị đau cơ.
- Cảm giác ớn lạnh.
- Đau khớp.
- Có thể sốt.
- Buồn nôn.
- Sưng hạch bạch huyết.
Đối với một số trường hợp hiếm gặp, vaccine còn có thể gây ra:
- Phản ứng dị ứng sau vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêm.
- Khó thở.
- Sưng mặt và cổ họng.
- Nhịp tim nhanh.
- Phát ban trên cơ thể.
- Chóng mặt.
- Suy nhược.
Đọc thêm: Tổng hợp 14 tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có thể gặp.
5. Mức độ an toàn của vaccine Pfizer
Dù loại vaccine nào cũng sẽ gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng vì theo báo cáo được đưa bởi hãng dược Pfizer (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) cho biết, đến nay vaccine Pfizer không gây ra bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào.
Trước khi được thực hiện sản xuất với quy mô lớn như hiện nay, vaccine Pfizer đã phải trải qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng từ tháng 5 với mục đích kịp thời phát hiện các phản ứng phụ tiềm ẩn. Vì vậy, có tới 4 phiên bản của vaccine Pfizer đã được thử nghiệm và chọn ra loại có tác dụng phụ nhẹ nhất.
Do đó, sau khi đưa ra thị trường, vaccine BNT162b2 vẫn tiếp tục được Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và FDA tiến hành giám sát để đảm bảo vắc xin không gây ra bất kỳ biến chứng nào về lâu dài.
Độ an toàn của vaccine Pfizer được biết:
Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng thì vaccine Pfizer có tác dụng không mong muốn xảy ra trong khoảng 7 ngày sau khi tiêm là bình thường. Các tác dụng phụ thường nhẹ cho đến trung bình.
Một vài tác dụng phụ điển hình là người tiêm vaccine bị sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi và hầu hết các phản ứng này thường xảy ra sau khi tiêm mũi vaccine thứ 2.
6. Một vài câu hỏi thường gặp về vaccine Pfizer
Nên làm gì khi gặp các tác dụng phụ?
Nếu xuất hiện các tác dụng phụ đặc biệt là tình trạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng, nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc tới bệnh viện gần nhất.
Vaccine Pfizer có được tiêm cho phụ nữ mang thai không?
Có. Hiện nay vẫn chưa có thông tin nào cho thấy vaccine có thể gây ra các vấn đề đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai tiêm vaccine có nguy cơ gặp phải biến chứng cao hơn khi nhiễm vaccine. Vì vậy, cần cân nhắc giữ lợi ích của chủng ngừa vaccine COVID-19 và nguy hiểm tiềm ẩn khi tiêm vaccine trước khi đưa ra quyết định. Tốt hơn hết, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra quyết định chính xác.
Vaccine Pfizer-BioNTech có gây vô sinh không?
Thực tế không có dữ liệu hay bằng chứng nào cho thấy tiêm vaccine Pfizer/BioNTech có thể gây vô sinh, trong khi đó các nghiên cứu đang được thực hành.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, một số cuộc nghiên cứu cho kết quả rằng tiêm vaccine phòng COVID-19 không gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của cả nam và nữ giới. Tìm hiểu thêm bài viết: Tác dụng khác nhau của hai giới khi tiêm vaccine Covid-19.
Tiêm vaccine Pfizer có làm bạn nhiễm Covid-19 không?
Không. Tiêm vaccine Pfizer theo hoạt động cơ thế RNA thông tin có nghĩa là, đối tượng tiêm chủng sẽ được tiêm các đoạn mã di truyền (DNA) mã hóa cho protein gai của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể với mục đích giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh mà không thực sự phải tiếp xúc với toàn bộ virus. Vì vậy, tiêm vaccine phòng Covid-19 Pfizer không thể khiến bạn nhiễm bệnh.
Vaccine có tiêm được cho trẻ em và thanh thiếu niên không?
Như thông tin về độ tuổi tiêm vaccine được cung cấp ở trên cho biết vaccine được tiêm cho trẻ em và thanh thiếu niên. Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, vaccine phòng Covid-19 của Pfizer có hiệu quả tốt trong quá trình phòng ngừa bệnh ở thiếu niên từ 12 đến 16 tuổi.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.pfizer.com/news/hot-topics/the_facts_about_pfizer_and_biontech_s_covid_19_vaccine
2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html
3. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/expect/after.html