Những thông tin nào người dân không được tiếp cận?

02/07/2018 - 18:26
Từ ngày 1/7/2018, Luật Tiếp cận Thông tin có hiệu lực. Bên cạnh 15 loại thông tin phải được công khai rộng rãi thì Luật Tiếp cận thông tin cũng quy định cụ thể những thông tin công dân không được tiếp cận và những thông tin được tiếp cận có điều kiện.

Điều 6 Luật Tiếp cận Thông tin quy định những thông tin công dân không được tiếp cận gồm 2 loại sau:

Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này;

Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

tiep-can-thong-tin.jpg
Bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật thu phát sóng tại Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện Đức Cơ (Gia Lai). Ảnh: Trần Quốc Trung

 

Bên cạnh đó, Luật Tiếp cận Thông tin cũng liệt kê các loại thông tin công dân được quyền tiếp cận nhưng phải đáp ứng được các điều kiện nhất định, đó là:

Ngoài ra, Luật Tiếp cận Thông tin cũng quy định: Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý của các chủ thể nêu trên.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm