Những thông tin về mắt bị đỏ tròng trắng người bệnh nên biết

Trang Lê
30/06/2021 - 15:55
Những thông tin về mắt bị đỏ tròng trắng người bệnh nên biết
Tuy mắt bị đỏ tròng trắng là bệnh lý lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nắm được nguyên nhân và cách phòng tránh vẫn là điều cần thiết.

Bạn có thể dễ dàng quan sát bệnh lý mắt bị đỏ tròng trắng qua biểu hiện là lòng trắng của mắt xuất hiện một phần đỏ tươi như máu. Điều này xảy ra do các mạch máu trong mắt bị vỡ và máu chưa hấp thu kịp thời.

1. Mắt bị đỏ tròng trắng là gì?

Mắt bị đỏ tròng trắng hay còn có tên gọi chuyên môn là xuất huyết dưới kết mạc. Ở lòng trắng mắt thường có nhiều các mạch máu cũng như các sợi thần kinh. Do chúng bị vỡ nên mới xuất hiện tình trạng trong mắt có phần đỏ như máu.

Tuy nhiên chúng không gây ảnh hưởng tới thị giác do chỉ xảy ra ở phần lòng trắng chứ không ảnh hưởng đến giác mạc của người bệnh.

Tuy xảy ra phổ biến nhưng tình trạng này có thể tự khỏi chỉ trong vòng 1 - 2 tuần và bệnh cũng thường chỉ xảy ra 1 bên mắt.

Mắt bị đỏ tròng trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị  - Ảnh 1.

Bệnh tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần (Nguồn: Internet)

2. Triệu chứng

Như đã nói ở trên, thường khi bị phải tình trạng này, bạn sẽ không thấy các triệu chứng rõ rệt mà chỉ thấy nhãn cầu nặng hơn, hơi ngứa và quan sát rõ mắt xuất hiện đỏ khi soi gương. Trong vòng 1 ngày đầu bạn có thể thấy kích thước của vùng máu này to hơn nhưng dần dần tình trạng sẽ giảm do máu hấp thu. Với một số trường hợp, vùng máu này còn bao phủ toàn bộ mắt nhưng vẫn không ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Bên cạnh đó, do tính chất các mạch máu thường siêu mảnh nên sẽ không có hiện tượng chảy ra ngoài, tạo dòng mà chỉ đi vào giữa kết mạc và củng mạc hình thành nên vệt có hình dáng dầu loang.

Đọc thêm:

Cắt mí mắt: Hậu quả khôn lường và biện pháp khắc phục mí mắt bị lỗi, hỏng

Thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc (đau mắt đỏ): Nên dùng khi nào? Cần lưu ý gì?

3. Nguyên nhân

Với tình trạng bệnh lý này thường có nguyên nhân cụ thể mà có thể xảy ra do những yếu tố sau:

- Người bị bệnh tăng huyết áp.

- Mắt gặp tác động dẫn tới tổn thương.

- Cơ thể thiếu vitamin C, K lâu ngày hoặc thiếu yếu tố đông máu XIII…

- Phẫu thuật.

- Làm việc quá mức có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp ở mắt.

- Rối loạn chảy máu.

- Các dấu hiệu như ho, xì mũi, hắt hơi, rặn đẻ… quá sức cũng có thể làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch như mắt.

- Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira.

- Mắc viêm kết mạc xuất huyết do virus Enterovirus 70 và Coxsackie A.

- Người đang trong quá trình sử dụng thuốc chống đông máu như Aspirin, Warfarin.

- Đi lặn biển dẫn tới đường thở bị giảm áp hay tăng áp đột ngột.

- Sau phẫu thuật mắt như phương pháp LASIK, bệnh nhân được chỉ định sử dụng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm.

- Đối với thai nhi cũng có thể bị tình trạng này khi trong quá trình sinh nở.

3. Những người dễ có nguy cơ mắc bệnh

Tình trạng bệnh lý này có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ con đến người cao tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên vẫn có những người có khả năng mắc bệnh này cao hơn như:

- Bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp, máu khó đông.

- Bị chấn thương.

- Tai nạn do trong quá trình tiếp xúc với hóa chất .

- Như đã nói nguyên nhân trên thì có thể bị tác động bởi trong quá trình sử dụng kính áp tròng, làm việc quá sức, lặn biển, phẫu thuật mắt,...

- Sử dụng thuốc chống đông máu.

Mắt bị đỏ tròng trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị  - Ảnh 2.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này (Nguồn: Internet)

4. Tròng trắng mắt bị đỏ có nguy hiểm hay không?

Tình trạng tròng trắng mắt bị đỏ thực tế hoàn toàn không gây tổn thương đến thị giác mà chỉ làm mất mặt thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, lượng mạch máu bị xuất huyết chỉ khoảng 2ml không đáng kể. Trong vòng 1 - 2 tuần, khu vực này từ đỏ sẽ chuyển dần sang màu xanh lá, màu vàng và tự tiêu. Vì thế nếu không có gặp phải tình trạng viêm nhiễm hay tổn thương thì không nhất thiết bạn phải đến gặp bác sĩ để điều trị.

Tại nhà, khi gặp phải tình trạng này bạn không nên hốt hoảng sờ tay lên mắt mà hãy lấy đá lạnh quấn bên ngoài là khăn và nhẹ nhàng đắp lên mắt hàng ngày. Ngoài ra, trong thời gian 2 tuần này bạn có thể quan sát nếu thấy người xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu chân răng, mũi thì nên tới khám bác sĩ.

5. Biện pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán nhanh nhất, các bác sĩ sẽ trực tiếp sử dụng đèn pin. Bạn cũng nên báo cho bác sĩ nếu có tiền sử bệnh để chẩn đoán được nhanh và chính xác hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể được chỉ định để xét nghiệm máu để phát hiện bệnh tiềm ẩn liên quan. Thêm vào đó, nếu bị tái phát nhiều lần hoặc võng mạc chảy máu thì người bệnh có thể phải can thiệp đông máu.

6. Phương pháp điều trị tròng trắng mắt bị đỏ như máu

Do lành tính, không gây tổn thương đến mắt nên không nhất thiết phải điều trị. Trong trường hợp mắt ngứa gây khó chịu bạn có thể sử dụng lọ thuốc nước mắt nhân tạo để làm dịu mắt hơn. Với những ai bị tình trạng này do chấn thương thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp điều trị để đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Nếu do nhiễm khuẩn bên ngoài thì bác sĩ có thể kê thêm cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ.

Khi bị tình trạng trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiếp tục sử dụng các loại thuốc ức chế đông máu bởi có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Mắt bị đỏ tròng trắng là gì? Những thông tin về mắt bị đỏ tròng trắng người bệnh nên biết - Ảnh 4.

Bệnh nhân có thể được chỉ định nhỏ thuốc mắt (Nguồn: Internet)

7. Cách phòng tránh mắt bị đỏ tròng trắng

Điều đầu tiên là cần mắt cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo mắt sạch để không bị nhiễm trùng, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do huyết áp thay đổi nên bị bệnh này nên việc có một chế độ ăn uống đúng cách, sinh hoạt lành mạnh là điều cực kỳ cần thiết.

Nếu cảm thấy mắt khó chịu thì bạn có thể chườm lạnh bằng đá hay sử dụng nước mắt nhân tạo. Khi đi ra ngoài cũng nên sử dụng kính chuyên dụng để mắt không bị ảnh hưởng.

Trên đây là những kiến thức cơ bản và cách điều trị mắt bị đỏ tròng trắng. Tuy không gây ảnh hưởng đến thị giác mắt nhưng việc nắm được bệnh cũng là điều cần thiết cho bạn và người thân.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm