Theo dõi cách bạn sử dụng thời gian trong quá trình vài ngày và viết ra mọi việc bạn đã làm. Sau đó xem lại và đánh giá xem những việc gì không mang lại cho bạn kết quả, không khiến bạn trở nên vui vẻ hoặc giúp bạn cải thiện điều gì. Bạn sẽ nhận ra tiếp tục làm những việc đó là điều vô ích. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy được bao nhiêu điều không hiệu quả mình vẫn làm hàng ngày mà không nhận ra, đó là lý do tại sao bạn cần theo dõi và xem lại hàng tuần để không lặp lại những điều vô bổ lẫn nữa.
2. Bỏ đi những thứ bạn không sử dụng
Bạn hãy tự mình liệt kê ra những món đồ không sử dụng tới trong 6 tháng vừa qua hoặc nhiều hơn thế. Đồ dùng không được sử dụng trong một thời gian dài không đáng giá như bạn nghĩ, nó chỉ chiếm không gian của bạn mà thôi. Đối với những món đồ không cần thiết bạn hãy đem cho, bán hoặc vứt để không gian quanh bạn trở nên gọn gàng hơn, loại bỏ cảm giác nặng nề khi nhìn vào đống đồ xưa cũ.
3. Loại bỏ tính tiêu cực
Nếu bạn muốn thay đổi bản thân tốt hơn và xoay chuyển mọi thứ xung quanh mình theo hướng tích cực, thì những ý nghĩ tiêu cực cần phải được gạt bỏ. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, như nhận ra sự tiêu cực trong tâm trí của bạn, xem nó từ đâu tới. Bạn có thể ghi lại những suy nghĩ của mình để quan sát những việc xảy ra khiến bạn ở trong trạng thái tiêu cực, chẳng hạn như sau khi nói chuyện với một ai đó, nội dung câu chuyện là gì... Sau đó điều đơn giản bạn cần là ngừng làm những việc đó hoặc loại bỏ nó ra khỏi tâm trí mình.
4. Giữ cho mọi thứ có tổ chức
Hãy tìm nơi phù hợp trong nhà hoặc trong văn phòng của bạn để cất giữ các món đồ. Tập cho mình thói quen đơn giản dùng đồ xong cất lại đúng vị trí của nó sẽ giúp bạn hình thành kỹ năng sống có tổ chức, tiết kiệm được nhiều thời gian khi tìm đồ, bạn sẽ không quên đồ đạc được cất ở đâu và thấy thoải mái khi mọi thứ được sắp xếp theo trật tự.
5. Dừng làm quá nhiều việc