Theo ThS Lâm Khắc Kỷ - Giảng viên bộ môn Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm, Đại học Công nghiệp TP.HCM, những thực phẩm dưới đây giúp đẩy kinh nguyệt, thải độc hiệu quả giúp chị em có tinh thần cũng như sức khỏe tốt hơn trong những ngày "đèn đỏ".
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ có hàm lượng sắt rất cao, gấp 20 lần rau bina (cải bó xôi) và cao hơn gan lợn khoảng 7 lần. Sắt là thành phần quan trọng nhất để tổng hợp máu. Thường xuyên ăn mộc nhĩ khi có kinh bổ khí huyết. Mộc nhĩ cũng chứa thành phần collagen thực vật, có thể thúc đẩy việc thải chất độc, thanh lọc cơ thể.
Đậu đỏ
Trong thời kỳ kinh nguyệt, một số protein huyết tương, sắt, kali, canxi, magie ... sẽ bị hao hụt. Chế độ ăn nhiều đậu đỏ, không chỉ giúp bổ máu mà còn có tác dụng làm trắng da.
Cần tây
Cần tây có chứa chất tự nhiên hiệu quả kích thích co thắt tử cung, giúp đẩy kinh nguyệt ra ngoài hiệu quả.
Gừng
Gừng tươi tính ấm, giúp bạn giữ thân nhiệt luôn ở mức ổn định và thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn. Từ đó, giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thật đều đặn. Trong gừng còn chứa nhiều dưỡng chất giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Đường đỏ
Đường đỏ tính ấm, vào tì, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thải độc. Trong kỳ kinh, uống nước đường đỏ giúp gia tăng tuần hoàn máu, bài tiết độc tố, máu kinh, làm ấm cơ thể, bổ sung năng lượng. Đồng thời, nước đường đỏ cũng giúp làn da của chị em trở nên mịn màng hơn.
Tiết lợn
Tiết lợn chứa hàm lượng sắt cao, dễ hấp thụ, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Đồng thời, tiết lợn được gọi là "chất tẩy" của cơ thể người và việc ăn uống đúng cách có thể giúp thải máu. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá mức có thể gây ngộ độc sắt và ảnh hưởng đến sự hấp thụ các khoáng chất khác. Vì vậy, không ăn quá 2 lần một tuần.
Nước ấm
Uống nước ấm và đi vệ sinh nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt có lợi cho việc loại bỏ các chất thải trong cơ thể. Uống nhiều nước còn giúp cho phân trơn tru, làm giảm tắc nghẽn vùng chậu.
Thực phẩm không nên ăn
Chocolate: Vì chocolate nhiều đường, ăn nhiều sẽ làm hao hụt các vi chất, khiến cơ thể càng trở nên suy nhược.
Đồ cay nóng: Khiến máu kinh ra quá nhiều, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng trao đổi chất.
Đồ đông lạnh, thực phẩm tính lạnh:
Cua: Trong ngày đèn đỏ, nếu bạn ăn cua sẽ gây rối loạn kinh nguyệt hoặc ngừng máu kinh, đồng thời chức năng tiêu hóa bị giảm, khiến chất thải dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ trong cơ thể.
Caffein: Caffein trong trà và cà phê góp phần làm tăng nguy cơ chuột rút và có thể làm cho kinh nguyệt không đều. Hơn nữa, nó có thể gây ra thay đổi tâm trạng và khó ngủ. Bạn nên tránh uống cà phê trong thời kỳ kinh nguyệt.
Những món ăn giúp đẩy máu, thải độc
- Lạc (đậu phộng), gạo cẩm, đậu đỏ ngâm 12 tiếng, củ từ gọt vỏ, thái miếng, đun sôi nước, cho tất cae nguyên liệu vào nồi ninh nhừ, thêm đường đỏ ăn.
- Mộc nhĩ 30g, táo tàu 20 quả bỏ hạt, nấu chín ăn. Giúp bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, làm đẹp da, thích hợp với người suy nhược do mất nhiều máu.
- Lá hẹ 300g rửa sạch giã hoặc xay lấy nước, đường đỏ 100g thêm chút nước đun sôi rồi đổ nước hẹ vào uống. Giúp ôn kinh bổ huyết, có lợi cho người thống kinh, làm đẹp da.
- Gừng thái lát, táo tàu bỏ hạt thêm nước và đường đỏ vào đun uống nước, ăn táo giúp ôn kinh tán hàn, ngừng đau.
Lời khuyên
Nhiều chị em bị đau bụng và thắt lưng, ảnh hưởng đến sự thèm ăn hoặc khó tiêu. Vào thời điểm này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo gạo, mì.
Thực phẩm chỉ có thể giúp điều tiết kinh nguyệt chứ không thể thay thế hoàn toàn cho các biện pháp chữa bệnh. Do đó, khi bị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lí thì bạn nên kịp thời đến thăm khám tại các cơ sở y tế để chuẩn đoán bệnh qua các kiểm tra lâm sàng.