Lấy người dân làm chủ thể cho mục tiêu nông thôn mới

PV
23/07/2025 - 16:53
Lấy người dân làm chủ thể cho mục tiêu nông thôn mới

Ninh Bình: Lấy người dân làm chủ thể, tiên phong hoàn thành mục tiêu nông thôn mới

Nhiều năm qua, tỉnh Ninh Bình đã không ngừng đổi mới các phương pháp, sự đồng bộ của các cấp, cải thiện đáng kể đời sống của người dân, hướng tới mục tiêu nông thôn mới nâng cao trong năm nay.

Từ những ngày đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM), Ninh Bình (cũ) đã coi đây là cuộc cải cách toàn diện, lâu dài, tác động tới mọi mặt đời sống, đặt mục tiêu chất lượng và sự hài lòng của người dân lên hàng đầu. Với nguyên tắc hoạt động, Chính quyền giữ vai trò kiến tạo, người dân là trung tâm, chủ thể.

Trong hơn một thập kỷ, tỉnh đã huy động tổng nguồn lực lên tới hơn 68.000 tỷ đồng cho chương trình, trong đó gần 25% đến từ người dân, doanh nghiệp và cộng đồng, thể hiện tinh thần tự lực, tự cường rất rõ. Các nghị quyết, đề án, kế hoạch được ban hành đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, gắn việc xây dựng nông thôn mới với quy hoạch phát triển dài hạn, phù hợp với đặc thù từng vùng miền.

Lấy người dân làm chủ thể cho mục tiêu nông thôn mới- Ảnh 1.

Áp dụng nhiều phương pháp sáng tạo, cập nhật, diện mạo nông thôn Ninh Bình đổi thay tích cực

Theo đó, tỉnh luôn là một trong những địa phương tiên phong các mô hình "xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với du lịch", "chuyển đổi số trong nông nghiệp", phát triển sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn.

Các phòng chuyên môn đã tham mưu, triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân trong phát triển đời sống tại những vùng nông thôn, vùng núi như: dạy nghề, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến khích nông - lâm - ngư nghiệp,… Hàng năm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các cấp phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi công nghệ cao và an toàn thực phẩm cho hàng nghìn lượt hộ nông dân.

Vào cuối năm 2024, toàn tỉnh đã có 187 sản phẩm OCOP, trong đó: 69 sản phẩm 4 sao và 118 sản phẩm 3 sao. Chương trình một xã một sản phẩm OCOP được lan tỏa mạnh mẽ, tích cực, giúp đưa các sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương đến với nhiều thị trường mới tiềm năng.

Ngoài ra, tận dụng lợi thế địa phương, phát huy giá trị di sản thế giới đất Cố đô, tỉnh đã triển khai nhiều loại hình, mô hình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề phát triển mạnh mẽ gắn liền với các điểm, trung tâm du lịch lớn của tỉnh,… góp phần tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến năm 2024, toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 73,21 triệu đồng/người/năm. Khu vực nông thôn đạt 70,74 triệu đồng/người/năm.

Nhìn lại quá trình đổi thay, chị Nguyễn Thị Hường, trú tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (cũ) cho biết, đường sá sạch đẹp, trường học, trạm y tế khang trang, nhưng điều đáng quý nhất là đời sống người dân vui vẻ, lạc quan hơn. Mỗi tối đi bộ qua sân nhà văn hóa, nghe tiếng trống chèo, văn nghệ vang lên, thấy trong lòng phấn chấn hẳn.

Trước đây, đời sống văn hóa thôn quê chủ yếu chỉ có vài tiết mục văn nghệ vào mỗi dịp lễ Tết, thì nay, mỗi tối trong tuần, khung cảnh từ các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, những điệu chèo cổ, những buổi tập dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, cờ tướng,... diễn ra nhộn nhịp trên nhiều làng xóm địa bàn tỉnh Ninh Bình, trở thành "món quà tinh thần"cho người dân sau một ngày lao động.

Những điều đó chính là thành quả của sự đầu tư đúng hướng khi lấy người dân làm chủ thể của tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh chỉ tiêu kinh tế, Tỉnh còn ưu tiên tập trung các nguồn lực để phát triển đời sống tinh thần cho người dân, xem đây là một chỉ số quan trọng không kém trên con đường hoàn thành mục tiêu NTM, đến nay, mỗi xã đều có trung tâm văn hóa, sân chơi thể thao, thư viện cộng đồng.

Lấy người dân làm chủ thể cho mục tiêu nông thôn mới- Ảnh 2.

Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG về NTM, đời sống người dân tại Ninh Bình được nâng cao về cả kinh tế và tinh thần

Nhờ những nỗ lực, từ chỗ còn nhiều xã khó khăn, hạ tầng thiếu thốn, thu nhập của người dân thấp, ngày nay, tỉnh đã đổi mới diện mạo thành nông thôn mới, đồng bộ về hạ tầng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; mô hình "phố trong làng";,.. trở thành biểu tượng sinh động của sự sáng tạo và bền vững, Ninh Bình tiếp tục khẳng định vai trò là điểm sáng của cả nước.

Trong giai đoạn tới, tỉnh tiếp tục triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới với mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, thông minh và gắn với đô thị hóa và quy hoạch tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phát triển làng thông minh; ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, du lịch và quản lý cộng đồng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm