Nợ nần giải quyết thế nào khi ly hôn?

25/08/2017 - 07:14
Vợ chồng tôi chuẩn bị ly hôn. Quá trình chung sống, chúng tôi có một số khoản nợ chung. Vậy khi ly hôn, tài sản chung, nợ nần được giải quyết thế nào?

Hỏi: ?

                                                                                                     Nguyễn Thị Lương (Bình Thuận)

xac-dinh-tai-san-chung-tai-san-rieng-khi-ly-hon-11142.jpg
Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Ảnh minh họa: Internet

Trả lời: Theo quy định tại Điều 7, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, thì:

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định…

2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
 
Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng”;

b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”;

c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinhdoanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”;

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm