Nữ bệnh nhân 20 tuổi chưa lập gia đình mắc sùi mào gà

26/07/2019 - 09:23
Bác sĩ Cao Hồng Chi (Phòng khám Sản phụ khoa - Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam) cho biết, chị từng khám và điều trị nhiều ca bệnh sùi mào gà, trong đó có trường hợp nữ bệnh nhân 20 tuổi chưa lập gia đình. 
Khi đến khám, bệnh nhân đã có những nốt sần đỏ ở "vùng kín", xung quanh màng trinh cũng có nhiều nốt sùi, âm hộ ở vị trí 6 giờ và 8 giờ có nốt sùi to. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sùi mào gà cấp độ 2. Nữ bệnh nhân cũng cho biết mình đã quan hệ tình dục với bạn trai trong một thời gian dài. 
 
Theo bác sĩ Hồng Chi, sùi mào gà là một bệnh lây lan quan đường tình dục do HPV tuýp 6 hoặc tuýp 11 gây ra. Bệnh này thường lây lan khi quan hệ tình dục với người bị sùi mào gà. Khi sùi mào gà, bệnh nhân dễ bị nhiễm HPV ở 1 trong 2 tuýp 6 và 11. Chính vì thế, khi bệnh nhân có dấu hiệu bị sùi mào gà, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm định tuýp HPV để xem có bị nhiễm tuýp 6 hay 11 không. 
 
img_1564047660042_1564066525007.jpg
Bác sĩ Cao Hồng Chi đang tư vấn cho bệnh nhân 

 

Để loại trừ một số khả năng khác, bệnh nhân còn phải làm xét nghiệm HPV để biết ngoài tuýp 6 và tuýp 11 còn có nguy cơ bị nhiễm tuýp khác không. Nếu nhiễm thêm tuýt 16 và 18 nữa thì nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và âm hộ âm  rất cao. Vì 70% nguy cơ ung thư cổ tử cung là do HPV ở tuýp 16 và 18 gây ra. Cho nên bệnh nhân nên làm xét nghiệm HPV để có hướng điều trị.
 
Đối với bệnh nhân được xác định nhiễm sùi mào gà thì hướng điều trị thông thường là phải thực hiện đốt điện hết các nốt sùi đang mọc và uống thêm thuốc kháng virus và thuốc tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, chồng/vợ hoặc bạn tình cũng cần khám và điều trị căn bệnh này.
 
hi.jpgẢnh minh họa
  
Theo bác sĩ, sùi mào gà ở phụ nữ thường phát bệnh sớm hơn so với nam giới, một phần do sức đề kháng của nam giới tốt hơn phụ nữ. Nữ giới do cấu tạo bộ phận sinh dục khác nam giới nên phát bệnh nhanh và bị nhiều nốt sùi hơn, nặng hơn nên việc điều trị cũng phải kiên trì và lâu dài hơn. Khi thực hiện đốt điện thì phải đốt từ 1 đến nhiều lần và tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh nhân. Sau đốt hai tuần, nếu vẫn tiếp tục sùi nốt sẽ phải đốt tiếp đến khi không còn, thông thường sẽ đốt từ 2-3 lần các nốt sùi sẽ hết.
 
Nhưng với một số trường hợp để bị lâu mới điều trị và mọc nhiều, đáp ứng thuốc kém thì sẽ phải đốt nhiều lần hơn.
 
Trong quá trình điều trị, ngoài việc đốt điện còn phải dùng thuốc uống kháng virus liên tục trong thời gian dài. Sau khi điều trị khỏi thì 2-3 tháng, bệnh nhân phải đến xét nghiệm xem có nhiễm HPV và nếu nhiễm thì xem mức độ nhiễm virus ở tuýp nào. Nếu không còn ở những tuýt trên thì nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung một năm một lần theo định kỳ và khám phụ khoa 6 tháng một lần. 
 
Hiện tại, có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà, như phương pháp chấm thuốc, đốt laser và truyền kháng sinh. Tuy nhiên, phương pháp chấm thuốc chỉ dành cho những người có nốt sùi nhỏ và rất ít, còn phổ biến hơn cả vẫn là phương pháp đốt điện và phương pháp đốt laser.
 
“Khi đã điều trị khỏi hết các nốt sùi và sau điều trị cũng đã làm xét nghiệm rồi mà không nhiễm HPV ở những tuýp 6 và 11 thì có thể quan hệ tình dục bình thường. Còn nếu chưa điều trị dứt điểm và chưa làm lại xét nghiệm HPV định tuýp nhưng vẫn quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su thì nguy cơ bị nhiễm lại rất cao. Vì thế, nếu một trong hai người mắc bệnh thì phải thật lòng chia sẻ để cùng nhau có biện pháp phòng tránh lây lan”, bác sĩ Cao Hồng Chi khuyến cáo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm