Nữ diễn viên từng giảm 33kg trong 3 năm bỗng tăng cân vù vù vì bệnh phụ nữ ai cũng sợ

HOÀNG DƯƠNG
20/09/2022 - 08:42
Nữ diễn viên từng giảm 33kg trong 3 năm bỗng tăng cân vù vù vì bệnh phụ nữ ai cũng sợ
Từng giảm cân một cách ngoạn mục, nữ diễn viên người Đài Loan, Tiểu Điềm Điềm lại bất ngờ tăng cân không kiểm soát vì căn bệnh phụ nữ ai cũng sợ.

Nữ diễn viên, người dẫn chương trình nổi tiếng Tiểu Điềm Điềm (tên thật là Trương Khả Vân) từng giảm 33kg trong ba năm. Nữ nghệ sĩ người Đài Loan đã khiến mọi người ngỡ ngàng khi thay đổi hình ảnh từ cô nàng mũm mĩm dễ thương thành cô gái với vòng eo nhỏ gợi cảm.

Nữ diễn viên, MC người Đài Loan Tiểu Điềm Điềm trước (ảnh trái) và sau (ảnh phải) giảm cân.

Năm 2021, Điềm Điềm đã kết hôn và sau đó sinh một cô con gái kháu khỉnh. Thật bất ngờ, gần đây cô lại có biểu hiện tăng cân hơn trước rất nhiều, không ít cư dân mạng còn chế giễu thân hình của cô.

Điều này đã khiến Điềm Điềm rất buồn và quyết định công khai tình trạng sức khỏe của bản thân. Nữ nghệ sĩ 37 tuổi cho biết, kể từ sau khi sinh con, cô phát hiện bản thân đã mắc 3 căn bệnh, đó là buồng trứng đa nang, suy giáp và nồng độ androgen cao. Chính những căn bệnh này đã khiến cô tăng cân không kiểm soát dù không ăn uống gì nhiều. 

Tiểu Điềm Điềm cũng chia sẻ bác sĩ chưa thể cho cô biết khi nào cô sẽ hồi phục. Ở giai đoạn này, cô phải chấp nhận tình trạng tăng cân dù kiêng khem ăn uống. Điềm Điềm phải học cách chấp nhận sự biến đổi của chính mình trước. Dù vậy, nữ diễn viên vẫn tin rằng bản thân sẽ bình phục và cố gắng hết sức để vượt qua những khó khăn này.

Thời gian gần đây, nữ diễn viên lại tăng cân khiến nhiều người chê bai.

Tại sao mắc buồng trứng đa nang lại gây tăng cân?

Hội chứng buồng trứng đa nang sẽ gây ra tình trạng khó hấp thu insulin hay còn gọi là kháng insulin. Hiện tượng này làm lượng insulin và glucose tích tụ trong máu cao, từ đó làm tăng sản xuất nội tiết tố androgen. Khi androgen ngày càng tăng cao ở nữ giới sẽ gây nổi mụn, rậm lông, kinh nguyệt không đều và thậm chí tăng cân.

Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường hay tăng cân ở vùng bụng, gây béo bụng. 

Ngoài ra, sau khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn đến tình trạng đường huyết không ổn định, rối loạn lipid máu, các vấn đề về cảm xúc (trầm cảm, lo lắng). 

Tóm lại, căn bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến cơ thể ở ba khía cạnh:

- Kinh nguyệt không đều: Quá trình rụng trứng gặp trục trặc, làm cho niêm mạc tử cung không bong ra hàng tháng. Bên cạnh đó, niêm mạc tử cung được hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến lượng máu trong mỗi kỳ kinh có thể nhiều hơn bình thường. 

- Nội tiết tố androgen quá mức: Mụn trứng cá, nhiều lông trên cơ thể, hói đầu, u hắc tố acanthosis,...

- Cấu trúc buồng trứng bất thường: Xuất hiện các nang nhỏ xung quanh buồng trứng.

Điềm Điềm cùng lúc mắc 3 căn bệnh dẫn đến tăng cân khó kiểm soát.

Tâm lý và lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Bác sĩ Yuxin Huang, bác sĩ nội tiết và chuyển hóa tại Phòng khám Youxin/Tây An và bệnh viện trực thuộc Đại học Y Trung Quốc cho biết hội chứng buồng trứng đa nang có thể là do sự điều hòa bất thường của hormone tuyến sinh dục trong não (vùng dưới đồi, tuyến yên) hoặc do béo phì. Kháng insulin (giảm độ nhạy insulin) cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Ngoài những vấn đề trên, bác sĩ cũng chỉ ra rằng buồng trứng đa nang là một căn bệnh của thời đại văn minh, căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Người hiện đại thường có chế độ ăn uống không kiểm soát, hoạt động thể chất không đủ, căng thẳng về thể chất và tinh thần, thiếu ngủ và thức khuya, điều này không chỉ dễ tăng cân, làm mất cân bằng nội tiết tố mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng, từ đó dễ dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang.

Nếu bạn muốn cải thiện hoặc ngăn ngừa hội chứng buồng trứng đa nang, ngoài việc giảm cân và tập thể dục, bạn không nên thức khuya để giảm gánh nặng cho gan và thận, nên uống 2.000-2.500ml nước ấm mỗi ngày.

Chuyên gia dinh dưỡng Shen Wanzheng cũng khuyến nghị mọi người nên có chế độ ăn như sau để phòng bệnh:

- Chế độ ăn ít đường (calo: 40% đường, 20% protein, 40% chất béo), đồng thời tăng cường bổ sung protein và chất xơ để giảm trọng lượng cơ thể và cải thiện sự mất cân bằng nội tiết tố.

- Sử dụng nhiều dầu thực vật hơn như dầu ô liu và dầu hạt cải để giảm chất béo bão hòa và axit béo omega-6.

- Chọn thực phẩm có GI thấp để ổn định quá trình tiết insulin.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm