Pearl S. Buck chào đời ngày 26/6/1892 tại Hillsbboro thuộc tiểu bang West Virginia (Mỹ). Cha mẹ của Pearl Buck, ông Abssalom và bà Caroline Stulting Sydenstricker là những nhà truyền giáo.
Khi cô bé mới được vài tháng tuổi đã được theo cha mẹ từ Mỹ đến đất nước Trung Hoa. Họ đã sống và làm việc ở đây suốt một thời gian dài, vì thế, cô con gái nhỏ của họ đã lớn lên như một đứa trẻ Trung Hoa đích thực.
Khi cô bé mới được vài tháng tuổi đã được theo cha mẹ từ Mỹ đến đất nước Trung Hoa. Họ đã sống và làm việc ở đây suốt một thời gian dài, vì thế, cô con gái nhỏ của họ đã lớn lên như một đứa trẻ Trung Hoa đích thực.
Nhà văn Pearl Buck. |
Cô bé đã học nói tiếng Trung trước khi biết nói tiếng Anh. Cô đã chơi đùa với trẻ em người bản địa và được bà bảo mẫu người Hoa kể cho nghe hàng ngày các câu chuyện về đạo Phật, đạo Lão cùng những câu chuyện dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác...
Ông Abssalom cũng hay kể cho con gái nghe về những chuyến đi tới những vùng xa xôi, hẻo lánh, huyền bí của đất nước Trung Hoa. Còn bà mẹ Caroline lại thường nhắc nhở con gái về cuộc sống ở bên Mỹ, về cuộc nội chiến trong lịch sử Mỹ cùng những mối liên hệ của các thành viên trong gia đình với cuộc nội chiến đẫm máu này. Và cũng chính bà Caroline đã hướng cô con gái đến các tác phẩm của các tiểu thuyết gia phương Tây: Scot, Thackeray, George Eliott, Dickens...
Đây chính là lý do khiến Pearl Buck thừa nhận: "Thật khó cho tôi khi nói rõ phần lớn tôi thuộc về thế giới nào, tôi trung thành với châu Á cũng như với miền đất của tôi".
Đây chính là lý do khiến Pearl Buck thừa nhận: "Thật khó cho tôi khi nói rõ phần lớn tôi thuộc về thế giới nào, tôi trung thành với châu Á cũng như với miền đất của tôi".
Lớn lên, khi đi học, Pearl Buck đã học tất cả những điều mà một đứa trẻ Trung Hoa phải học, bao gồm lịch sử, địa lý, những triết lý của Nho giáo...
Vì cha mẹ cửa Pearl Buck không thích sống trong khu vực dành riêng cho người phương Tây nên Pearl Buck có điều kiện thâm nhập và hòa mình với nhịp sống của người bản địa.
Vì cha mẹ cửa Pearl Buck không thích sống trong khu vực dành riêng cho người phương Tây nên Pearl Buck có điều kiện thâm nhập và hòa mình với nhịp sống của người bản địa.
Tận đến năm 17 tuổi, Pearl Buck mới trở về Mỹ để học đại học. Nhưng chính trên đất Mỹ, Pearl Buck bắt đầu nhận thấy lối sống và những điều học được từ đất nước Trung Hoa khiến cô khác biệt với các thiếu nữ Mỹ.
Cô bắt đầu viết truyện với ý thức bắc một cây cầu nối văn hóa Đông - Tây. Rồi như một con thoi, Pearl Buck thường xuyên "bay sang Trung Hoa", rồi lại quay về Mỹ để xây đắp nhịp cầu đó.
Cô bắt đầu viết truyện với ý thức bắc một cây cầu nối văn hóa Đông - Tây. Rồi như một con thoi, Pearl Buck thường xuyên "bay sang Trung Hoa", rồi lại quay về Mỹ để xây đắp nhịp cầu đó.
Là nhà văn Mỹ nhưng Pearl Buck chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa. |
Pearl Buck đã 2 lần kết hôn, người chồng đầu tiên để lại khá nhiều dấu ấn trong văn chương của bà. Đó John Lossing, một nhà truyền giáo người Mỹ làm việc ở Trung Hoa. Họ kết hôn năm 1917 khi Pearl Buck 35 tuổi.
Bốn năm đầu tiên của cuộc hôn nhân thứ nhất, Pearl Buck theo chồng đến tỉnh An Huy một thời gian khá dài. Qua công việc của chồng, Pearl Buck đã quen với lối sống đơn giản của người nông dân Trung Hoa, hiểu rõ những khó khăn của họ trong cuộc đấu tranh với nạn đói, hạn hán, bão lụt, thông cảm với họ về cuộc sống và cái chết.
Những thu lượm được trong chuyến thâm nhập thực tế đó cũng lại là "vàng ròng" đối với một người cầm bút viết về một đất nước không phải là tổ quốc của mình như bà. Pearl Buck ngộ ra rằng: "Với người nông dân, bạn phải nói về mảnh đất của họ; với các cụ ông, bạn phải nói về cảnh thanh bình; với các cụ bà, bạn phải nói về con cái họ; còn đối với thanh niên gái trai, bạn phải nói như họ đã nói với nhau"...
Những thu lượm được trong chuyến thâm nhập thực tế đó cũng lại là "vàng ròng" đối với một người cầm bút viết về một đất nước không phải là tổ quốc của mình như bà. Pearl Buck ngộ ra rằng: "Với người nông dân, bạn phải nói về mảnh đất của họ; với các cụ ông, bạn phải nói về cảnh thanh bình; với các cụ bà, bạn phải nói về con cái họ; còn đối với thanh niên gái trai, bạn phải nói như họ đã nói với nhau"...
Bà được trao giải Pulitzer cho tác phẩm "Đất lành" năm 1932. |
Pearl Buck khẳng định: "Những kiến thức đầu tiên về thể loại truyện kể, về cách thức kể và cách viết đều đến với tôi từ đất Trung Hoa. Chính tiểu thuyết Trung Hoa chứ không phải tiểu thuyết Mỹ đã làm khuôn mẫu cho tôi trong việc viết văn. Tiểu thuyết Trung Hoa có khả năng khai sáng đối với tiểu thuyết phương Tây cũng như người viết phương Tây".
Với "khuôn mẫu" đó, năm 1925, Pearl Buck bắt đầu viết "Gió Đông gió Tây" cuốn sách đầu tiên, được in năm 1930.
Và sau đó là "Đất lành", "Người vợ cả", "Mọi người là anh em", "Người mẹ", "Một gia đình chia rẽ"... nối tiếp nhau ra đời, mang đến cho tác giả giải thưởng Pulitzer năm 1932 (tác phẩm “Đất lành”), Huy chương William Dean Howells của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Mỹ, giải Nobel Văn học năm 1938 (với các tác phẩm “Đất lành”, “Người tha hương” và “Thiên thần đấu tranh”).
Với "khuôn mẫu" đó, năm 1925, Pearl Buck bắt đầu viết "Gió Đông gió Tây" cuốn sách đầu tiên, được in năm 1930.
Và sau đó là "Đất lành", "Người vợ cả", "Mọi người là anh em", "Người mẹ", "Một gia đình chia rẽ"... nối tiếp nhau ra đời, mang đến cho tác giả giải thưởng Pulitzer năm 1932 (tác phẩm “Đất lành”), Huy chương William Dean Howells của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Mỹ, giải Nobel Văn học năm 1938 (với các tác phẩm “Đất lành”, “Người tha hương” và “Thiên thần đấu tranh”).
Diễn văn đáp từ của Pearl Buck tại lễ trao giải Nobel Văn học năm 1938 với tựa đề "Tiểu thuyết Trung Hoa" được đánh giá là một trong những diễn văn đáp từ đặc biệt nhất.
Pearl Buck không nói về sự nghiệp sáng tác của mình như phần đông những nhà văn đoạt giải khác. Bà cũng không nói về văn học Mỹ, con người Mỹ, mà nói về tiểu thuyết Trung Hoa, về con người Trung Hoa với tất cả những trải nghiệm của một đời người.
Có thể xem bài đáp từ của bà như một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn học Trung Hoa nói chung và về tiểu thuyết Trung Hoa nói riêng.
Pearl Buck không nói về sự nghiệp sáng tác của mình như phần đông những nhà văn đoạt giải khác. Bà cũng không nói về văn học Mỹ, con người Mỹ, mà nói về tiểu thuyết Trung Hoa, về con người Trung Hoa với tất cả những trải nghiệm của một đời người.
Có thể xem bài đáp từ của bà như một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn học Trung Hoa nói chung và về tiểu thuyết Trung Hoa nói riêng.
Pearl Buck nhận giải Nobel Văn học năm 1938 tại Stockholm, Thụy Điển. |
Pearl Buck còn được biết đến như một nhà hoạt động xã hội tích cực đấu tranh cho công bằng xã hội và các hoạt động từ thiện.
Bà từng là sáng lập viên của tổ chức "Tưởng niệm Mahatma Gandhi", đồng thời sáng lập nên "Hiệp hội Đông Tây" nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới.
Bà đã cùng với người chồng thứ hai, ông Richad J. Walsh lập nên tổ chức "Căn nhà tình nghĩa"giúp đỡ trẻ mồ côi và quỹ "Pearl S. Buck".
Bốn năm sau khi thành lập, bà Pearl Buck đã tặng cho quỹ này 7 triệu đôla làm kinh phí hoạt động.
Trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của mình, bà đã viết ra hơn 65 tác phẩm, hàng trăm truyện ngắn và các bài bình luận. Bà qua đời vào ngày 6 tháng 3 năm 1973 tại Danby, tiểu bang Vermont (Mỹ).
Bà từng là sáng lập viên của tổ chức "Tưởng niệm Mahatma Gandhi", đồng thời sáng lập nên "Hiệp hội Đông Tây" nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới.
Bà đã cùng với người chồng thứ hai, ông Richad J. Walsh lập nên tổ chức "Căn nhà tình nghĩa"giúp đỡ trẻ mồ côi và quỹ "Pearl S. Buck".
Bốn năm sau khi thành lập, bà Pearl Buck đã tặng cho quỹ này 7 triệu đôla làm kinh phí hoạt động.
Trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của mình, bà đã viết ra hơn 65 tác phẩm, hàng trăm truyện ngắn và các bài bình luận. Bà qua đời vào ngày 6 tháng 3 năm 1973 tại Danby, tiểu bang Vermont (Mỹ).