Nực cười chồng đòi vợ trả tiền công chăm vợ ốm ở bệnh viện

Bảo Vy (ghi)
30/11/2019 - 13:53
Nực cười chồng đòi vợ trả tiền công chăm vợ ốm ở bệnh viện

Sau khi chăm vợ ốm ở bệnh viện, chồng nằng nặc đòi vợ thanh toán công chăm sóc, tiền ăn uống giống như người làm nghề chăm bệnh nhân ở bệnh viện.

Sau khi chăm vợ ốm ở bệnh viện, chồng nằng nặc đòi vợ thanh toán công chăm sóc, tiền ăn uống giống như người làm nghề chăm bệnh nhân ở bệnh viện.

Chuyện dở khóc dở cười tưởng chỉ có ở trong phim lại xuất hiện ở nhà Lý Thị Hoàn (Lạng Sơn) khiến bất cứ ai nghe thấy cũng buồn cho chị.

Nực cười chồng đòi vợ trả tiền công chăm vợ ốm ở bệnh viện - Ảnh 1.

Thật bất ngờ, lúc đưa vợ về nhà, chồng chị ngay lập tức giơ ra mảnh giấy ghi chép tỉ mỉ những chi tiêu khi chị nằm viện và đòi chị phải trả lại không thiếu nghìn nào. (Ảnh minh hoạ)

Chị Hoàn thành thật kể: Lần đó chị đi mổ u xơ tử cung, chị phải nằm viện mất 5 ngày điều trị. Thật bất ngờ, lúc đưa vợ về nhà, chồng chị ngay lập tức giơ ra mảnh giấy ghi chép tỉ mỉ những chi tiêu khi chị nằm viện và đòi chị phải trả lại không thiếu nghìn nào. "Tiền viện phí thì em đã đưa cho chồng cầm để đi thanh toán lúc ra viện, anh cũng không bỏ ra đồng nào cho vợ, kể cả tiền thuốc. Đã thế, anh còn đòi em phải trả công chăm sóc từng ngày là 250 nghìn đồng, tiền ăn 5 ngày trong bệnh viện của 2 vợ chồng, ngay cả tiền đi tắc xi từ viện về nhà, anh cũng ghi hết vào và bắt em phải trả đủ" – Hoàn kể trong nỗi buồn bực.

Nhưng chị cho biết, đó không phải lần duy nhất: "2 lần em sinh con ở bệnh viện, thêm 1 lần em bị tai nạn gẫy chân, phải điều trị 10 ngày ở bệnh viện, tất cả anh đều ghi chép hết và về nhà bắt em thanh toán y như người làm thuê chăm bệnh nhân ở bệnh viện vậy".

Hoàn cho biết, cuộc hôn nhân 12 năm của vợ chồng chị hiếm có khi nào hạnh phúc. Với một người chồng gia trưởng, keo kiệt và vô tâm đến không tưởng như vậy, nên hầu như căn nhà cấp 4 xây lên, hay việc chăm lo nội – ngoại 2 bên đều do mình chị đảm trách.

Lúc có đứa đầu tiên sau 1 năm ngày cưới, chồng Hoàn cũng đi làm nghề rửa xe ô tô, xe máy, nhưng không đưa tiền cho vợ chi tiêu, sắm sanh cho gia đình. Mãi khi có con, anh bảo: "Mỗi tháng tao sẽ nộp tiền ăn của tao cho mày là 1 triệu đồng, và của con 500 nghìn đồng. Vậy là tao không ăn không của mày nhá. Con thì tao lo tiền ăn, mày lo tiền học hành, quần áo cho nó. Cấm mở mồm đòi tiền nữa, tao vả chết".

Nếu mình cứ buồn bực với người chồng như vậy thì cũng mệt mỏi vô cùng, em đành phải tự tìm lối thoát cho mình.

"Anh ta nói thế may mà cũng thực hiện, thôi thì chồng cũng biết nghĩ hơn 1 chút, đưa tiền cho vợ, dù ít ỏi, nhưng còn hơn không có" – Hoàn tâm sự. 

Nực cười chồng đòi vợ trả tiền công chăm vợ ốm ở bệnh viện - Ảnh 2.

Nếu mình cứ buồn bực với người chồng như vậy thì cũng mệt mỏi vô cùng, em đành phải tự tìm lối thoát cho mình (Ảnh minh hoạ)

5 năm sau, Hoàn sinh con thứ 2. Lúc thanh toán tiền công chăm vợ đẻ ở bệnh viện cho chồng xong, anh đưa lại cho vợ 500 nghìn đồng và nói: "Từ giờ tao với mày có 2 đứa con, vậy tiền ăn, học thằng lớn tao lo, còn mày chịu trách nhiệm tiền học hành, sữa bỉm cho thằng bé. Tao sòng phẳng với mày như thế, còn lải nhải đừng trách tao".

Vậy là 12 năm tháng nào chồng cũng đóng đúng tiền ăn của anh và con lớn là 1.500 nghìn đồng. Còn mọi đồ đạc, mua sắm chi tiêu trong nhà, điện nước, sửa nhà, anh nhất định không đưa thêm tiền cho vợ. Có lần Hoàn hỏi chồng về tiền sửa nhà, mắc điện nước lại cũng tốn vài triệu đồng, anh trợn mắt quát: "Tao ăn không của mày ngày nào chưa? Nhà cửa là mày tự gọi thợ đến sửa thì đi mà trả. Tao có gọi ai đâu mà tao phải lo?".

Chồng em thấy vợ mặc đẹp đi hội họp, tập tành cười nói suốt, cũng có vẻ nhòm ngó, hỏi han vợ hơn.

"Nhiều lúc em chán lắm, chỉ muốn ly hôn chồng, nhưng nghĩ thương con, nên em đành ở vậy. Khi có nhu cầu vợ chồng thì anh ấy kéo vào phòng, lúc sinh hoạt xong thì đẩy em ra phòng ngoài với con. Hồi đầu em nghĩ chồng ngại ngùng gì, nhưng rồi em tủi thân ghê gớm, chưa bao giờ anh bày tỏ tình cảm yêu thương vợ, dù chỉ một lần" – Hoàn rơm rớm nước mắt.  

Hoàn khẽ gạt nước mắt và nở nụ cười tươi bật mí: "Em xác định cứ để 2 con có bố, vì dù sao anh ấy cũng có trách nhiệm với con. Hạnh phúc của em là nhìn các con vui vẻ, ngoan ngoãn. Mấy tháng nay em tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ địa phương, nhiều hoạt động vui, ý nghĩa, nên em cũng thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Có lẽ lâu nay em đã tự làm khổ mình với thói quen luẩn quẩn trong nhà và buồn, chưa biết tạo cơ hội sống cho mình, khiến cho chồng không coi trọng vợ. Giá mà em có thể tỉnh ngộ sớm hơn, để tự cứu mình thoát khỏi bóng tối hôn nhân từ nhiều năm trước"./

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm