Bob Dylan, huyền thoại sống của văn hoá đại chúng Mĩ, là một trong những người có nhiều ảnh hưởng nhất đối với âm nhạc thế giới nửa sau thế kỷ XX. Năm 2016, Bob Dylan được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel văn chương “vì đã sáng tạo những cách biểu đạt thi ca mới mẻ trong truyền thống vĩ đại của ca khúc Mĩ.”
Các ca khúc của ông thường để cho hình ảnh và ẩn dụ gợi lên những liên tưởng ám ảnh, từ đó mỗi người nghe đều có thể tìm thấy một thông điệp đồng điệu với tâm hồn mình. Nói cách khác, ca khúc của ông dành nhiều khoảng trống để người nghe được bước vào không gian sáng tạo. Có lẽ chính vì điều đó, ca khúc của ông phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều quốc gia và nhiều thời đại.
Từ khi ra mắt lần đầu trong album Sóng hành tinh năm 1974, Mãi mãi thanh xuân đã là một trong những ca khúc được yêu thích nhất của Bob Dylan. Và nay, hoạ sĩ từng đoạt giải thưởng Paul Rogers sẽ giúp chúng ta thưởng thức bài hát theo một cách mới lạ.
Với những hình ảnh lấy cảm hứng từ các bài hát kinh điển của Dylan và những mảnh ghép cuộc đời ông, đây là một sự tri ân mới mẻ và xúc động đối với một bản “thánh ca” mà thông điệp của nó sẽ còn “mãi mãi thanh xuân”.
Mãi mãi thanh xuân kể về một cậu bé đang đi qua cuộc đời mình, sống một cuộc sống nay đây mai đó để mang đến cho thế giới món quà tuyệt vời nhất: âm nhạc của chính mình.
Bob Dylan tâm sự: “Tôi viết Mãi mãi thanh xuân ở Tucson. Tôi viết trong lúc nghĩ về một trong mấy đứa con trai của mình và không muốn tỏ ra quá ủy mị. Câu chữ cứ thế ùa đến. Tất cả hoàn thành trong một phút, bài hát đã ra đời như thế. Chắc chắn tôi không định viết nó – tôi đã định làm một cái gì đó khác cơ. Bài hát đã tự viết ra. Có những bài hát như vậy đấy.”
Một ngày xa nhau là khúc ca giản dị mà sâu sắc và thấm thía về sợi dây tình cảm - sợi dây vô hình mong manh kết nối trái tim. “Một ngày xa nhau, trái tim ta buồn đau” hãy để trái tim dắt lối và để trái tim thổi bùng lên ngọn lửa đam mê và sáng tạo.