Ở nhà quá lâu có thể dẫn đến chán ghét xã hội, phản ứng chậm chạp, cơ thể rệu rã

Ứng Hà Chi
22/05/2023 - 12:09
Ở nhà quá lâu có thể dẫn đến chán ghét xã hội, phản ứng chậm chạp, cơ thể rệu rã
Lối sống thích ở một mình, không muốn giao tiếp với xã hội có thể khiến bạn ngày càng kém thông minh.

Ngày nay, nhiều bạn trẻ cảm thấy mệt mỏi với việc giao tiếp xã hội, thậm chí sợ hãi và chán ghét các hoạt động xã hội. Họ cho rằng đó là điều đau khổ, bị ép buộc. Vốn dĩ giao tiếp với mọi người nên là một việc thoải mái, vui vẻ và sau đó có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhau.

Nhưng hiện nay, thái độ của mọi người đối với việc giao tiếp xã hội đã thay đổi 180 độ. Giới trẻ thích ở nhà, dù là ngày làm việc hay ngày nghỉ lễ, họ chỉ muốn ở nhà một mình và từ chối mọi giao tiếp xã hội.

Để tồn tại, con người sẽ có những tương tác xã hội với đủ loại người. Đó cũng là một việc phải làm để con người tiếp tục phát triển.

Nghiên cứu khoa học: Ở nhà quá lâu có thể dẫn đến chán ghét xã hội, phản ứng chậm chạp, cơ thể rệu rã - Ảnh 1.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của Internet ngày nay, công nghệ mạng đã hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong công việc. Bạn ngồi ở nhà những vẫn có thể xử lý nhiều việc khác nhau mà không cần đi ra ngoài. Ngay cả khi bạn muốn mở cuộc họp, gặp gỡ đối tác, bạn cũng có thể tạo ra những buổi gặp mặt trực tuyến.

Dù là trong công việc hay cuộc sống, giao tiếp trực tuyến đã dần thay thế giao tiếp trực tiếp.

Một số bạn trẻ thậm chí còn chọn làm việc trên Internet, trở thành "freelancer" (người làm việc tự do) vì không thích bị ràng buộc. Có nhiều công việc trực tuyến có thể cung cấp cho người trẻ tuổi những sự lựa chọn hấp dẫn.

Nghiên cứu Hiệu ứng ngày con rắn đưa ra kết quả ngỡ ngàng 

Lối sống một mình, làm việc tại nhà mà không cần ra ngoài gặp gỡ là điều không ít bạn trẻ đang khao khát. Nhưng trên thực tế, ở nhà không phải là lối sống lành mạnh.

Các nhà nghiên cứu đã từng tiến hành một thí nghiệm mang tên Hiệu ứng ngày con rắn. Sau nhiều lần thử nghiệm và khám phá, các nhà tâm lý học cho thấy được kết quả: Nếu một người sống trong môi trường khép kín, không tương tác thì thời gian dài rất dễ dẫn đến suy nghĩ chậm chạp, khả năng phản ứng yếu đi.

Nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi người phải ở nhà. Thậm chí nhiều người không bước chân ra khỏi nhà trong vài tháng.

Trong quá trình quan sát, các chuyên gia tâm lý nhận thấy những người bị cách ly tại nhà trong thời gian dài thì sức khoẻ tâm thần có những thay đổi khác nhau. Có người bị suy giảm khả năng nhận thức, thậm chí có người còn mắc các bệnh tâm thần như trầm cảm.

Nghiên cứu khoa học: Ở nhà quá lâu có thể dẫn đến chán ghét xã hội, phản ứng chậm chạp, cơ thể rệu rã - Ảnh 2.

Ở nhà quá lâu có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Các nhà tâm lý học đã chọn ngẫu nhiên 4.000 người làm thí nghiệm trong nghiên cứu này. Hơn 70% những người không tham gia thí nghiệm có những cảm xúc tiêu cực như lo lắng do ở nhà quá lâu, 30% còn lại có vấn đề về nhận thức.

Những người này sẽ rơi vào trạng thái lơ mơ trong thời gian dài, không thể tập trung. Thậm chí sau khi hết dịch họ sẽ xuất hiện tình trạng nửa vời trong công việc và cuộc sống bình thường.

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là do con người ở trong môi trường khép kín suốt một thời gian dài. Điều này sẽ làm giảm khả năng nhận thức tâm lý và tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.

Chỉ khi bộ não con người được kích thích bởi môi trường bên ngoài, nó mới có thể xử lý thông tin và kiểm soát hoạt động của các hệ thống khác trong cơ thể.

Nếu bạn trải nghiệm nhiều cảnh tượng khác nhau với nội dung phong phú và đầy màu sắc thì cá nhân đó sẽ lưu giữ thông tin sâu sắc. Nhưng nếu bạn ở trong môi trường khép kín suốt một thời gian dài, bộ não của bạn sẽ bị rối loạn nhận thức và sẽ không thể phân biệt rõ ràng các chi tiết của những gì xảy ra hàng ngày.

Một số nhà tâm lý học thậm chí còn tin rằng việc sống trong môi trường khéo kín, cuộc sống tù túng quá lâu sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Đây là lối sống thiếu lành mạnh.

"Ở nhà" hợp lý giúp tinh thần hồi phục nhanh 

Nhưng đây chỉ là tình trạng ở nhà lâu ngày. Còn việc dành cho mình một không gian sống yên tĩnh và ở nhà đúng cách không phải là điều xấu đối với những người trẻ hiện đại.

Ngày nay, nhịp sống của giới trẻ tương đối nhanh, phải thực hiện các hoạt động xã hội thường xuyên, nếu được ở nhà hợp lý thực sự giúp trạng thái tinh thần hồi phục tốt hơn.

Nghiên cứu khoa học: Ở nhà quá lâu có thể dẫn đến chán ghét xã hội, phản ứng chậm chạp, cơ thể rệu rã - Ảnh 3.

Ở nhà cũng có cái lợi và cái hại, điều quan trọng nhất mọi người nên chú ý là kiểm soát mức độ phù hợp. Không ai có thể sống trong xã hội một cách hoàn toàn độc lập, và mọi người cần phải sống trong tập thể. Chính vì vậy, mọi người nên "xã hội hóa" một cách đúng đắn.

Tương tác xã hội thích hợp cũng có lợi cho việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần, duy trì thái độ tích cực của cá nhân đối với cuộc sống.

Những người trẻ hiện đại không nên coi hoạt động xã hội là điều khó khăn. Giao tiếp xã hội là liên kết mà mọi người đều phải trải qua trong cuộc sống. Chúng ta cần duy trì sự cân bằng tâm lý trong giao tiếp.

Hãy tìm ra giá trị sống của chính mình, và hiểu rõ hơn về bản thân mình trong nhiều phép so sánh khác nhau. Đừng chống lại việc giao tiếp xã hội một cách thái quá và đừng đầu tư quá nhiều thời gian và sức lực vào việc giao lưu không hiệu quả, để cuộc sống của mọi người có thể được duy trì ở mức tối ưu.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm