Phát hiện mới về hoạt động của não khi yêu

Mai Nguyễn
30/04/2022 - 11:15
Phát hiện mới về hoạt động của não khi yêu

Ảnh minh họa

Tình yêu chứa đựng nhiều bí ẩn. Ngay cả loài chuột đồng cũng có mối quan hệ gắn kết suốt đời sau khi giao phối và chia sẻ vai trò chăm sóc con cái. Vậy não người và loài vật khi đang yêu có gì đặc biệt?
Hormone oxytocin và vasopressin giúp hình thành sự tin tưởng

Theo tạp chí trực tuyến công nghệ số Mental Floss của Mỹ, có rất nhiều hành vi xã hội ở con người, kể hành tình yêu, tình dục... có liên quan đến hai loại hormone là oxytocin và vasopressin. Oxytocin đóng một vai trò quan trọng trong việc sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ cho con bú và xây dựng lòng tin, đồng thời giúp làm dịu tâm trí. Còn vasopressin điều tiết các hoạt động của thận và làm co giãn mạch máu. Cả hai loại hormone này có vai trò nhất định trong các hành vi của con người. Đôi khi chúng còn hợp tác cùng nhau, giúp con người lựa chọn bạn tình và đón nhận cảm xúc của người khác. Chuột đồng có mật độ các thụ thể hormone này trong hạch hạnh nhân cao hơn so với chuột núi và amygdala. Hạch hạnh nhân là phần não có liên quan đến việc hình thành ký ức cảm xúc.

Trong một thí nghiệm được thực hiện gần đây, các nhà nghiên cứu đã cho chuột đồng nhạy cảm hơn với dopamine, dẫn đến việc chúng tạo ra sở thích đối tác dễ dàng hơn mà không cần giao phối. Dopamine được giải phóng để tạo ra những cảm giác dễ chịu. Các nhà khoa học cũng chặn một số thụ thể dopamin của chuột đồng, vốn tạm thời vô hiệu hóa khả năng hình thành liên kết của chúng.

Theo tờ Guardian của Anh, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật có tên quang di truyền học, chiếu ánh sáng trực tiếp lên bề mặt não bộ để tô đậm một số mạch não nhất định khi chuột cái ở gần chuột đực mà không tiếp xúc trực tiếp. Ngày hôm sau, kết quả quan sát ở những con chuột đồng cái cho thấy chúng đã hình thành mối quan hệ với những con đực mà không cần tiếp xúc trực tiếp. "Khi chuột đồng hình thành liên kết, hệ thống khen thưởng trong não chúng hoạt động quá mức và khiến chúng muốn dành nhiều thời gian hơn cho bạn đời", Robert Liu, tác giả nghiên cứu cho hay. Robert Liu còn nhấn mạnh thêm, các dopamine thúc đẩy liên kết cặp đôi ở chuột đồng cũng có thể thúc đẩy chứng nghiện cocain ở loài gặm nhấm, điều này có thể giải thích việc tình yêu đôi khi có thể gây… nghiện.

Tình yêu có thể phát sinh lo lắng, mất tập trung

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường tác động của tình yêu trực tiếp đến não bộ của con người. Trong số này có nghiên cứu từ phòng thí nghiệm tâm thần học tại Đại học Pisa (UoP) Italia về các giai đoạn bắt đầu của chuyện tình cảm với mức độ suy giảm của chất dẫn truyền thần kinh có tên serotonin. Theo đó, serotonin giảm ở những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Trong cả hai trường hợp, sự thâm hụt serotonin có thể tạo ra lo lắng và suy nghĩ thiếu tập trung.

Nghiên cứu còn phát hiện thêm, ở giai đoạn đầu của một mối tình lãng mạn, người trong cuộc hay căng thẳng. Điều này có thể giải thích lý do tại sao khi bắt đầu một cuộc tình lãng mạn có thể khiến những người yêu nhau luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, thậm chí còn căng thẳng và ám ảnh. Cả hai phân tử serotonin lẫn phân tử gây căng thẳng đều được phục hồi về mức bình thường sau 1 đến 1,5 năm rưỡi bắt đầu một mối tình lãng mạn. Vì vậy, trong khi mới yêu nhau người ta cảm thấy bấp bênh, nhưng mọi thứ có thể "bình ổn" sau một năm yêu nhau.

Khi yêu nhau, kỹ năng phán đoán suy giảm

Theo Mental Floss, một nghiên cứu khác do các nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers (Mỹ) và Đại học London (Anh) đồng thực hiện cũng cho thấy, tình yêu lãng mạn làm tăng tính hoạt hóa trong hệ thống khen thưởng dopamine của não bộ. Tình yêu thương của cha mẹ cũng kích hoạt các vùng não liên quan đến hệ thống khen thưởng này, ngoại trừ vùng dưới đồi, có liên quan đến các chức năng như kiểm soát nhiệt độ cơ thể, đói và khát. Phát hiện trên cho thấy vùng dưới đồi có thể chịu trách nhiệm về các khía cạnh tình dục trong tình yêu lãng mạn.

Nghiên cứu còn phát hiện thêm, sự lãng mạn trong khi yêu nhau làm giảm hoạt động ở hạch hạnh nhân, liên quan đến sợ hãi, học hỏi và giảm hoạt động của vùng vỏ não trước trán (Prefrontal Cortex), tác động tới khả năng phân tích, phán đoán, dự báo và sự hài lòng. Phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc về thực tế rằng con người đang yêu thường có khả năng suy giảm kỹ năng phán đoán. Khoa học ủng hộ những quan niệm phổ biến rằng tình yêu có thể khiến chúng ta lo lắng, ám ảnh và thậm chí liều lĩnh. Nó cũng cho thấy, cùng với thời gian, sự tin tưởng, hợp tác và kết nối tình cảm, các mối quan hệ lãng mạn có thể phát triển ổn định và duy trì lâu dài nhờ tình yêu.

Nguồn: Grunge
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm