Phát hiện sốc: Mặc quần áo ám khói của người nghiện thuốc lá cũng có thể mắc ung thư

Nguyễn Phượng
07/09/2022 - 06:59
Phát hiện sốc: Mặc quần áo ám khói của người nghiện thuốc lá cũng có thể mắc ung thư
Người hít phải khói thuốc bám trên vật dụng, quần áo có hàm lượng các hóa chất độc hại trong cơ thể cao gấp 86 lần.

Trước đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30%. Có thể bao gồm một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng và khối u não.

Tuy nhiên, tờ nhật báo Anh Express mới đây đã đăng tải thông tin mới chỉ ra rằng, chỉ cần chạm vào quần áo của người nghiện thuốc lá, bạn cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.

Mặc quần áo nhiễm khói thuốc 3 tiếng, nhiễm chất độc hại tăng 86 lần

Mặc dù có vẻ kỳ lạ, nhưng khoa học đã chứng minh điều này. Song, trước khi bạn hoảng sợ về việc quần áo ám khói thuốc có thể gây ung thư, cần lưu ý: Nghiên cứu không phân tích quần áo, mà phân tích tác hại của các chất hóa học trong khói thuốc bám vào quần áo.

Theo đó, hiện tượng mới mà các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) nghiên cứu là hút thuốc lá thụ động.

Phát hiện sốc: Mặc quần áo ám khói của người nghiện thuốc lá cũng có thể mắc ung thư - Ảnh 1.

Mặc quần áo của người nghiện thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Hút thuốc lá thụ động là hít phải khói thuốc của người hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động xảy ra khi các hạt từ khói thuốc bám lại trên các vật liệu bao gồm tóc, quần áo, đồ đạc và thảm. Sau đó, bất kỳ ai ở gần những vật liệu này đều có thể hít phải những hạt này.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác hại của việc hít phải các hạt này.

Các nhà khoa học đã yêu cầu những người không hút thuốc mặc quần áo ám khói thuốc của những người nghiện thuốc nặng chỉ trong vòng 3 tiếng. Sau khoảng thời gian này, các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm nước tiểu của những người tham gia. Và thật bất ngờ, kết quả cho thấy các mẫu nước tiểu có sự hiện diện của chất gây ung thư.

Những người hít phải những hạt này có hàm lượng các hóa chất độc hại trong cơ thể cao gấp 86 lần.

Đặc biệt, thuốc lá thụ động còn gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh sau:

Nhiễm trùng tai

Hen suyễn

Nhiễm trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi

Ho và khò khè

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ khác giữa khói thuốc lá và sức khỏe tinh thần của trẻ em. Ví dụ như: Tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tâm thần và vấn đề học tập ở trẻ; Tăng nguy cơ hút thuốc

Vì sao khói thuốc bám vào vật dụng lại nguy hiểm?

Khói thuốc được tạo thành từ các hạt nicotin và các chất hóa học khác tạo ra từ việc hút thuốc và bám vào các vật liệu. Cũng như nicotine, những hóa chất này bao gồm cotinine và NNK.

Cotinine là một chất hóa học hình thành sau khi nicotine trong thuốc lá đi vào cơ thể. NNK là một chất độc hại có nguồn gốc từ nicotine, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh ung thư. Cả hai kết hợp với các chất ô nhiễm khác trong không khí để tạo thành chất gây ung thư.

Chưa hết, khói thuốc còn chứa hàng trăm chất gây ung thư khác.

Phát hiện sốc: Mặc quần áo ám khói của người nghiện thuốc lá cũng có thể mắc ung thư - Ảnh 2.

Khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ em

Tiến sĩ Xiaochen Tang, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: Nicotine được giải phóng lượng lớn trong quá trình hút thuốc và bao phủ tất cả các bề mặt trong nhà, kể cả trên da của mọi người.

Hút thuốc là tác nhân gây ung thư nhiều nhất và đóng vai trò đặc biệt quan trọng, gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư đường hô hấp, như ung thư phổi.

Trên toàn cầu, hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính, gây ra khoảng 36,9% các ca tử vong do ung thư trên toàn cầu, tiến sĩ Christopher Murray từ Đại học Washington (Mỹ), cho biết.

Nếu nhiều người bỏ thuốc lá hơn, số người chết vì ung thư sẽ giảm đáng kể.

Nguồn: Express, Webmd

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm