Phòng chống dịch Covid-19: Khuyến cáo 5 vật dụng cần chú ý làm sạch

Tiểu Nguyễn
19/03/2020 - 10:42
Phòng chống dịch Covid-19: Khuyến cáo 5 vật dụng cần chú ý làm sạch
Để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 triệt để, đừng quên vệ sinh đồ dùng mà bạn thường xuyên sử dụng đến nhé!

Dịch Covid-19 có những diễn biến mới, đòi hỏi chúng ta cần tỉnh táo, bình tĩnh và chủ động phòng chống hơn nữa. Không chỉ là đeo khẩu trang nơi đông người, chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, mọi người cần chú ý vệ sinh sạch sẽ những đồ dùng quen thuộc như máy tính, điện thoại, đồng hồ... vốn là những đồ dùng "bất ly thân" mỗi ngày nhưng cũng dễ nhiễm virus hơn cả.

Chú ý trước khi tiến hành vệ sinh đồ dùng sạch sẽ, đúng cách, bạn đừng quên đeo khẩu trang đúng cách. Sau khi làm vệ sinh xong hãy vứt bỏ các vật dụng vào thùng rác có nắp đậy kín và đừng quên rửa tay đúng cách theo quy định của WHO và Bộ Y tế!

1. Điện thoại và máy tính bảng

Nếu bạn từng sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng trong phòng tắm thì những thiết bị này chứa nhiều vi khuẩn hơn cả ở bồn cầu. Đó là sự thật đau lòng nhưng bạn cần nhớ cho cho kỹ.

 - Ảnh 2.

NÊN

- Sử dụng miếng vải nhỏ để lau mồ hôi, dầu mỡ bám… trên đó thường xuyên.

- Làm sạch cả bên trong điện thoại theo định kỳ. Chỉ cần tắt điện thoại, tháo pin và thẻ sim ra trước khi bắt đầu nhé!

- Để tiến hành khử trùng, bạn sử dụng dung dịch nước pha thêm vài giọt giấm hoặc cồn. Lau bên ngoài điện thoại. Đối với những góc khó tiếp cận hãy nhúng bông vào và kỳ cọ thật kỹ.

- Nếu vỏ bọc điện thoại hoặc máy tính bảng làm bằng silicon, hãy tháo ra và ngâm trong nước xà phòng ấm. Nếu không, hãy dùng dung dịch tẩy rửa lau sạch các khay nhựa.

- Khi hoàn tất, hãy để điện thoại khô hoàn toàn trước khi bật lên và sử dụng.

KHÔNG NÊN

- Không phun dung dịch tẩy rửa trực tiếp lên màn hình vì giọt nước có thể rơi vào loa hoặc micro, làm hỏng những bộ phận này. Thoa dung dịch tẩy rửa lên miếng vải và sử dụng nó để làm sạch.

- Không sử dụng máy sấy tóc để tăng tốc quá trình sấy. Các thiết bị điện tử có nhiều bộ phận nhạy cảm, có thể dễ dàng bị hư hại do nhiệt.

- Không làm sạch sâu thường xuyên. Đối với việc lau màn hình, bạn có thể làm mỗi ngày nhưng làm sạch sâu chỉ nên duy trì sau 1-2 tuần sử dụng.

2. Đồng hồ

Cũng giống như smartphone, màn hình của đồng hồ thông minh có các ngóc ngách hút dầu mỡ, bụi bẩn mỗi khi bạn đeo lên tay. Ngoài ra, dây đeo đồng hồ còn bám dính mồ hôi, da chết, nhất là vào lúc bạn sử dụng đồng hồ thông minh khi tập thể dục.

 - Ảnh 3.

Cũng giống như smartphone, màn hình của đồng hồ thông minh có các ngóc ngách hút dầu mỡ, bụi bẩn mỗi khi bạn đeo lên tay.

NÊN

- Tắt đồng hồ trước khi làm sạch và để khô hoàn toàn trước khi bật lại.

- Pha loãng xà phòng trong nước ấm, dùng miếng vải nhỏ nhúng vào dung dịch này rồi lau chiếc đồng hồ của bạn. Đối với đồng hồ có chức năng chống nước, bạn có thể ngâm nó trong dung dịch làm sạch.

- Làm sạch dây đeo bằng miếng vải ẩm nhúng dung dịch sát khuẩn.

KHÔNG NÊN

- Ngay cả khi đồng hồ có chức năng chống nước thì dây đeo vẫn có thể không đảm bảo chức năng này. Do đó khi chưa chắc chắn, hãy tránh ngâm tất cả chiếc đồng hồ của bạn vào nước.

- Không vệ sinh đồng hồ quá nhiều vì còn liên quan đến hạn sử dụng của chúng. Chỉ làm thường xuyên nếu bạn đeo mỗi ngày.

3. Máy ảnh

Không còn gì tồi tệ hơn khi những bức ảnh tuyệt vời của bạn bị hỏng chỉ vì ống kính bẩn. Và đó không phải là lý do duy nhất nhắc bạn phải làm sạch máy ảnh thường xuyên. Chúng ta liên tục chạm vào chúng và cũng chuyển cho nhiều người khác xem ảnh, biến nó thành trạm trung chuyển cho vi khuẩn, virus siêu nhanh. Với tốc độ lây lan cực nhanh của virus corona mới Covid-19 thì điều này càng không có gì là không thể.

 - Ảnh 4.

Không còn gì tồi tệ hơn khi những bức ảnh tuyệt vời của bạn bị hỏng chỉ vì ống kính bẩn thỉu.

NÊN

- Sử dụng một miếng vải ẩm để lau toàn bộ máy ảnh.

- Tháo pin và thẻ nhớ, sau đó dùng bàn chải mềm để xử lý bụi bẩn có thể mắc kẹt bên trong các khe. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc cọ trang điểm sạch để làm công đoạn này.

- Ngay cả khi ống kính bị nhòe cũng đừng dùng vải để lau vì điều này có thể làm trầy xước ống kính đắt tiền của bạn. Hãy đi thẳng đến cửa hàng và mua một chiếc lens mới thay thế.

KHÔNG NÊN

- Không sử dụng chất tẩy rửa trên máy ảnh vì chất làm sạch có thể làm hư hại máy.

- Không cố gắng tự làm sạch cảm biến trong máy ảnh DSLR, vì đó là một thành phần rất nhạy cảm. Nếu có một mảnh bụi bẩn cứng đầu bám trên cảm biến, hãy mang máy ảnh của bạn đến cửa hàng máy ảnh để được chuyên gia giúp đỡ.

Chú ý: Làm sạch máy ảnh của bạn sau mỗi lần sử dụng chính để ngăn bụi bẩn tích tụ bên trong.

4. Tai nghe

Thường xuyên đeo tai nghe có thể dẫn đến nhiễm trùng da, mụn mọc ở tai. Điều này xảy ra khi mồ hôi và độ ẩm quanh tai tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

 - Ảnh 5.

Thường xuyên đeo tai nghe có thể dẫn đến nhiễm trùng da, mụn mọc ở tai.

NÊN

- Sử dụng miếng vải mềm nhỏ nhúng vào nước xà phòng để lau tai nghe. Miếng bông tẩy trang cũng là sự thay thế tuyệt vời.

- Tháo bỏ nút tai bằng silicon, sau đó dùng bàn chải đánh răng khô, cũ nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn.

KHÔNG NÊN cho người khác dùng tai nghe của bạn để ngăn chặn sự lây truyền của vi khuẩn.

Chú ý: Làm sạch tai nghe nhét tai mỗi tuần một lần và tai nghe headphones ít nhất mỗi tháng một lần.

5. Laptop

Với thiết kế bàn phím nhiều kẽ hở, laptop hay máy tính bàn nơi làm việc của bạn có khả năng chứa tất cả những loại bụi bẩn và vi khuẩn, từ vụn thức ăn và nước uống đến da chết và vi trùng trong văn phòng. Mỗi khi dụi mắt, lấy đồ ăn nhẹ bằng tay ngay sau khi sử dụng bàn phím, bạn sẽ trực tiếp đưa vi khuẩn này vào cơ thể.

 - Ảnh 6.

Mỗi khi dụi mắt, lấy đồ ăn nhẹ bằng tay ngay sau khi sử dụng bàn phím, bạn sẽ trực tiếp đưa vi khuẩn này vào cơ thể.

NÊN

- Nhúng miếng vải nhỏ vào dung dịch tẩy rửa để lau màn hình, chuột, các bề mặt phẳng khác thường xuyên.

- Trước khi làm sạch bàn phím hãy chắc chắn đã tắt thiết bị. Nếu là bàn phím USD hãy rút ra trước khi làm.

- Lật ngược bàn phím, rũ bỏ các hạt bị mắc kẹt trong các phím. Sử dụng bàn chải mềm to (có thể là cọ trang điểm cũ) để lau bụi bẩn. Có thể lấy một ion khí nén để lấy bụi bẩn giữa các phím.

- Đặc biệt chú ý làm sạch các phím được dùng thường xuyên như phím Enter và thanh dấu cách của bạn.

- Chỉ bật máy tính xách tay của bạn hoặc cắm bàn phím USB khi bàn phím khô hoàn toàn.

- Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng để ngăn chặn sự lây truyền của virus, vi khuẩn từ tay sang bàn phím.

KHÔNG NÊN cố gắng hút bụi bàn phím bằng máy hút bụi vì có thể làm hỏng bàn phím.

Chú ý: Nên làm sạch mỗi tháng 1 lần hoặc 2 tuần mỗi lần nếu bạn có thói quen ăn uống tại bàn làm việc.

Các cách phòng chống dịch Covid-19 tại đây!

 - Ảnh 7.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm