pnvnonline@phunuvietnam.vn
Phòng tránh COVID-19: Hắt hơi đúng cách và hiểm họa khôn lường từ thói quen nhịn hắt hơi
Việc nhịn hắt hơi có thể gây ra một số tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Khi cơ thể cảm nhận được sự xâm nhập của yếu tố không mong muốn ở mũi khiến việc hắt hơi xảy ra.
Những chất mà cơ thể không mong muốn xâm nhập vào như nấm mốc, vi khuẩn, bụi, phấn hoa,... Tất cả những chất không mong muốn này sẽ theo dịch khi hắt xì mà bay ra ngoài một phần. Hành động hắt xì giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh liên quan tới hô hấp.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho biết việc hắt hơi khiến không khí thoát ra từ mũi có tốc độ lên tới 160km/h. Dây là một áp lực vô cùng lớn, nếu bạn ngừng hay nhịn hắt hơi thì áp lực này sẽ được chuyển sang một phần khác của cơ thể như: Tai, khí quản,... hành động nhịn hắt hơi gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe con người.
1. Hắt hơi đúng cách để phòng tránh lây lan virus corona
Dịch Covid-19 đang lây lan rộng trên thế giới, có đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ và hơn 200.000 người đã mắc bệnh. Đặc biệt, virus Covid-19 này lây lan qua đường giọt bắn và các bề mặt tiếp xúc nên việc nhịn hắt hơi không tốt nhưng thói quen hắt hơi không đúng cũng vô tình làm virus phát tán và lây lan ra cộng đồng.
Hắt hơi đúng là cần biết cách che khuỷu tay lại để hắt hơi nhằm hạn chế số virus phát tán ra ngoài và tránh bàn tay tiếp xúc với virus để nắm hay chạm vào các đồ vật khác mà phát tán virus ra xung quanh.
Trả lời câu hỏi dưới đây để hiểu đúng bạn cần làm gì khi tiếp xúc với nguy cơ người thân xung quanh lây nhiễm virus Covid-19:
Sau khi hắt hơi được che bằng khuỷu tay hoặc giấy khô thì cần rửa tay sạch sẽ và làm khô tay để tránh lây nhiễm virus. Ngoài ra, cẩn thận bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng cũng là một cách bảo vệ bản thân và cộng đồng.
2. Nhịn hắt hơi gây những hiểm họa khôn lường
2.1. Nhịn hắt hơi gây thủng màng nhĩ
Áp suất của quá trình nhịn hắt hơi rất lớn xảy ra trong hệ hô hấp. Việc nhịn hắt hơi khiến không khí được lưu chuyển tới tai một cách đột ngột.
Do đó, với áp suất lớn như vậy không chỉ tai giữa và màng nhĩ bị ảnh hưởng mà trong một số trường hợp nặng màng nhĩ thậm chí có thể bị thủng.
2.2. Gây tổn thương mạch máu ở mắt
Thực tế, thói quen nhịn hắt hơi diễn ra ở nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác hại của chúng. Khi nhịn hắt hơi, áp lực không khí sẽ bị mắc kẹt bên trong mắt khiến cho mắt bị tổn thương.
Ngoài ra, các mao mạch máu ở trong mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng do chịu áp suất không khí lớn.
2.3. Nhiễm trùng tai giữa
Bản chất việc hắt hơi là hành động giúp bạn giải phóng được các vi khuẩn từ mũi đi ra ngoài. Nhịn hắt hơi sẽ khiến các vi khuẩn cũng như chất nhầy ở mũi tiến vào trong tai gây ra tình trạng nhiễm trùng bên trong gây ra hiện tượng nhiễm trùng tai giữa.
2.4. Nhịn hắt hơi gây phình động mạch
Khẳng định thêm một lần nữa việc nhịn hắt hơi sẽ khiến các cơ quan khác trên cơ thể chịu áp lực lớn từ những tác hại không mong muốn diễn ra đối với sức khỏe. Trong số đó thì nhịn hắt hơi có thể gây ra chứng phình động mạch.
2.5. Có thể khiến gãy xương sườn
Tưởng như là chuyện không thể xảy ra, một lần nhịn hắt hơi làm sao có thể gãy xương sườn. Tuy nhiên, điều lạ này vẫn có thể xảy ra do một số báo y học quốc tế đã nhắc tới việc nhịn hắt hơi ở người lớn tuổi thậm chí có thể làm gãy cả xương sườn của họ.