pnvnonline@phunuvietnam.vn
Phụ nữ chậm lão hóa thường sở hữu 5 thói quen
Phụ nữ yêu cái đẹp nên rất sợ lão hóa. Nam giới ở cùng độ tuổi thì mức độ lão hóa ít khác nhau, nhưng phụ nữ ở cùng độ tuổi thì mức độ lão hóa khác biệt khá nhiều.
Ngoài những yếu tố như nhan sắc, trang điểm thì sự lão hóa của cơ thể con người còn liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt. Phụ nữ bị lão hóa chậm hơn thường có những thói quen sinh hoạt sau đây.
1. Thói quen ăn uống tốt
Phụ nữ chậm lão hóa thường chú ý chăm sóc sức khỏe nhiều hơn và có thói quen ăn uống điều độ. Đầu tiên là ăn đủ 3 bữa/ngày, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “đúng giờ và định lượng”, không bao giờ ăn quá no.
Tiếp theo là không kén ăn, ăn 3 bữa một ngày, bao gồm cơm, ngũ cốc nguyên hạt, rau tươi, trái cây, các loại hạt và các loại thực phẩm khác; với một lượng nhỏ thịt (kể cả trứng). Đa số họ cũng có thói quen uống sữa đậu nành hoặc sữa không đường. Chế độ ăn tương đối nhạt, ít ăn đồ chiên, nướng và các món ăn khác.
Cuối cùng là chú ý đến nước uống hơn, uống nước là một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe. Những người phụ nữ này cũng rất biết cách tận hưởng cuộc sống, mặc dù thỉnh thoảng họ uống một chút rượu vang đỏ nhưng họ hiếm khi uống rượu vang trắng.
2. Thích tập thể dục
Không có ngoại lệ, phụ nữ chậm lão hóa thích tập thể dục; một số người thường xuyên đến phòng tập thể dục và một số người giỏi các môn thể thao, chẳng hạn như khiêu vũ, yoga, nhảy dây... Do thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nên nhìn chung vóc dáng không tệ, dù là trung niên và cao tuổi cũng không có hiện tượng tăng cân rõ rệt.
Trên thực tế, tập thể dục hợp lý có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể, duy trì tốt hơn sự linh hoạt và nhanh nhẹn của cơ thể.
Tập thể dục có tác dụng bồi bổ cơ thể và chống teo cơ, đặc biệt là ở phụ nữ trung niên. Những phụ nữ tập thể dục thường xuyên có nhiều cơ bắp, làn da trở nên săn chắc và đàn hồi hơn và họ cảm thấy trẻ trung hơn.
Luyện tập thể dục thể thao hợp lý được mệnh danh là “thần dược” chống lão hóa tốt nhất.
3. Hiếm khi thức khuya
Mặc dù đôi khi phải làm thêm giờ do yêu cầu công việc, nhưng những người phụ nữ chậm già hiếm khi thức khuya (đi ngủ muộn hơn 23h), nhất là thức qua đêm. Bởi họ biết rằng thường xuyên thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan như gan, thận, tim, phổi.
Khuyến cáo: Thời gian ngủ tốt nhất là 21-22h, và muộn nhất là 23h. Thời gian ngủ ban đêm không ít hơn 7 tiếng, nhưng cũng không quá 10 tiếng.
4. Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, được “tắm nắng” khoảng 30 phút mỗi ngày có thể tổng hợp đủ lượng vitamin D, rất tốt cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, nếu phơi nắng quá lâu, hoặc nắng quá “gắt” thì tác hại lên da cũng rất trực tiếp. Do đó, phụ nữ làm nông ở nông thôn thường trông lớn tuổi hơn phụ nữ ở thành thị.
Tất nhiên, hiện tượng lão hóa da này không có nghĩa là cơ thể không khỏe mạnh, nhưng theo quan điểm thẩm mỹ, tốt hơn hết là tránh càng nhiều càng tốt, hoặc thực hiện các biện pháp bảo vệ nhất định khi phải tiếp xúc với ánh mặt trời.
5. Khám sức khỏe định kỳ
Cơ thể con người bị tổn thương nghiêm trọng nhất là bệnh tật, vì vậy chúng ta phải hình thành những thói quen sinh hoạt tốt trong cuộc sống hàng ngày để ngăn chặn sự suy giảm khả năng miễn dịch và giảm khả năng mắc bệnh.
Đồng thời, cần xây dựng thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, đối với phụ nữ trước 60 tuổi khám định kỳ 1 lần/năm, người cao tuổi 1-2 lần/năm; đối với một số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thì cần khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Khám sức khỏe định kỳ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của một người, từ đó có thể bổ sung tốt hơn theo nhu cầu thực tế của cơ thể, tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
Nhiều chị em sẽ cảm thấy điều kiện sống quyết định thói quen sống, nếu điều kiện sống tốt thì sẽ có thể sống một cuộc sống như mình mong muốn, hoặc có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến sức khỏe. Nếu điều kiện sống không tốt, chúng ta thường cảm thấy bất lực và khó thực hiện những thói quen lành mạnh.
Nhưng thực tế không phải tất cả thói quen sống đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện sống, ví dụ thói quen ăn quá nhiều, lười vận động hay thích thức khuya xem điện thoại... đều là những điều mà tự bản thân mỗi người đều có thể thay đổi.