pnvnonline@phunuvietnam.vn
Phương pháp điều trị cận thị không cần phẫu thuật: Các chọn lựa và thời điểm phù hợp
Cận thị xảy ra khi hình dạng của nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, ảnh hưởng đến tiêu điểm của thủy tinh thể và giác mạc của mắt. Điều này làm cho các tia sáng tập trung ở phía trước võng mạc, thay vì trực tiếp trên bề mặt.
Mục tiêu tiêu chuẩn của điều trị cận thị là cải thiện thị lực bằng cách giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc của bạn thông qua việc sử dụng thấu kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật khúc xạ, trong đó các phương pháp điều trị cận thị không phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định cho trường hợp cận thị nhẹ.
Kiểm soát cận thị cũng bao gồm theo dõi thường xuyên các biến chứng của tình trạng này, bao gồm tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, rách và bong võng mạc cũng như tổn thương các vùng võng mạc trung tâm.
1. Các phương pháp điều trị cận thị không cần phẫu thuật
1.1. Thuốc
1.1.1. Pirenzepine
Pirenzepine là một chất đối kháng chọn lọc thụ thể muscarinic M1. Nó có tính chọn lọc cao hơn atropine, do đó dẫn đến ít mệt mỏi và giãn đồng tử hơn. Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng việc sử dụng gel bôi mắt pirenzepine 2% tại chỗ trong 12 tháng, hai lần một ngày có liên quan đến việc giảm 40% chiều dài trục.
Tuy nhiên, gel pirenzepine không được bán trên thị trường để người cận thị sử dụng. 32 nghiên cứu sâu hơn về an toàn lâu dài pirenzepine và hiệu quả vẫn được thực hiện.
1.1.2. Atropine liều thấp
Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng atropine trong việc ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị, đây là một trong những phương pháp điều trị cận thị không cần phẫu thuật. Atropine là một chất đối kháng muscarinic không chọn lọc được cho là hoạt động trên năm loại phụ thụ thể muscarinic trong mắt người, từ M1 đến M5 và ức chế tổng hợp glycosaminoglycan trong nguyên bào sợi xơ cứng.
Ngoài ra, atropine kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm thông qua 5 loại phụ thụ thể muscarinic được tìm thấy trên cơ vòng mống mắt, thể mi và khắp võng mạc, màng cứng và thủy tinh thể của con người. Atropine không chỉ được cho là hoạt động trực tiếp trên các thụ thể muscarinic trong mắt, mà còn được cho là làm tăng hoặc giảm số lượng của các thụ thể này.
Nhiều nghiên cứu trong y văn đã báo cáo rằng việc sử dụng atropine đã làm chậm đáng kể sự tiến triển của cận thị và kéo dài trục. Atropine cũng làm giảm các dấu hiệu viêm trong mắt được cho là có liên quan đến sự tiến triển của cận thị. Chuột lang bị cận thị được điều trị bằng atropine trong mắt có sự giảm biểu hiện của các protein như c-Fos, NFkB, Il-6.
1.1.3. Các loại thuốc bổ sung vitamin
Có một số loại thuốc giúp bổ sung vitamin, giúp người bệnh hạn chế được tình trạng cận thị tiến triển, bao gồm:
- Vitamin A và tiền chất Beta Caroten: Vitamin A cũng như tiền vitamin A sẽ tham gia vào quá trình chuyển hóa của các tế bào cảm thụ quang học, do đó nếu thiếu vitamin A sẽ gây giảm thích ứng anh sáng. Vì vậy, nên tăng cường vitamin A để hỗ trợ tăng thích ánh sáng cho người cận thị.
- Vitamin nhóm B: Các loại vitamin nhóm B có liên quan đến quá trình dẫn truyền thần kinh. Việc thiếu vitamin nhóm B lâu dài sẽ gây ra tình trạng đau đầu, nhức mắt, đau tức nặng vùng hốc mắt. Do đó, nên bổ sung vitamin nhóm B để giúp người bị cận thị giảm mỏi mắt, tức hốc mắt, đau đầu.
- Các loại thuốc giúp bảo vệ đáy mắt: Một số loại thuốc như vitamin E, Zeaxanthin và các yếu tố vi lượng như Fe, Se, Cr, Zn, Cu… có chứa các chất có tác dụng giúp bảo vệ đáy mắt và hỗ trợ giảm tiến triển các bệnh về đáy mắt.
**Lưu ý: Thuốc hỗ trợ điều trị kể trên cần phải có đơn thuốc và chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua có thể gây nguy hiểm.
1.2. Đeo kính
1.2.1. Kính gọng
Kính gọng là một phương pháp điều trị cận thị không cần phẫu thuật phổ biến nhất, nó là một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả trong việc điều chỉnh cận thị. Kính đeo mắt làm thay đổi góc mà ánh sáng chiếu vào võng mạc, điều này giúp sửa tật khúc xạ trong khi đeo kính.
Lựa chọn điều trị này là lý tưởng cho trẻ em bởi nó dễ tháo và vệ sinh. Các ống kính sẽ được kê đơn sau khi bệnh nhân đã trải qua chẩn đoán chính xác.
1.2.2. Kính áp tròng
Kính áp tròng cũng là một trong những phương pháp điều trị cận thị không cần phẫu thuật tương tự như kính gọng. Kính áp tròng cũng hoạt động giống như kính có gọng. Nhờ sự bôi trơn tự nhiên của mắt, các thấu kính nổi thoải mái trên giác mạc, kính áp tròng cũng mỏng hơn rất nhiều so với kính thông thường vì chúng nằm gần giác mạc hơn nhiều.
Có hai loại kính áp tròng để người mắc cận thị chọn lựa:
Kính áp tròng mềm: Thấu kính mềm che đồng tử, mống mắt và một phần lòng trắng của mắt. Một số tròng kính mềm cần bỏ đi chỉ sau một ngày sử dụng và cũng những ống kính khác có thể dùng trong vài tuần.
Kính áp tròng cứng: Loại tròng kính này nhỏ hơn thấu kính mềm, nó bao phủ con ngươi và mống mắt. Kính áp tròng cứng được làm bằng nhựa cứng và mỏng. Bạn sẽ phải tháo hầu hết các loại kính áp tròng cứng vào ban đêm. Tuy nhiên, ngày nay đã có một số loại kính áp tròng cứng có thể sử dụng cả ban ngày lẫn khi đi ngủ.
1.2.3. Orthokeratology
Kính áp tròng Orthokeratology (Ortho-k) là loại kính áp tròng vừa vặn đặc biệt có thể định hình lại giác mạc của mắt, giúp điều chỉnh tạm thời cận thị từ nhẹ đến trung bình được FDA công nhận. Thấu kính Ortho-k khác với hầu hết các loại kính khác ở chỗ chúng chỉ được đeo vào ban đêm và khi được tháo ra, các lợi ích tăng cường thị lực vẫn được duy trì suốt cả ngày.
Điều người bệnh cần làm là đeo kính Ortho-k mỗi đêm để tầm nhìn ban ngày được điều chỉnh liên tục. Ortho-k đã được chứng minh là làm giảm mức độ cận thị về lâu dài khi so sánh với kính cận và các thấu kính khác— ngay cả khi ngưng sử dụng thấu kính Ortho-k.
2. Lối sống và biện pháp khắc phục cận thị tại nhà
Bạn không thể ngăn ngừa cận thị khi đã mắc bệnh, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy bạn có thể làm chậm sự tiến triển của nó. Bạn có thể bảo vệ mắt và cải thiện tầm nhìn của mình bằng cách làm theo các mẹo sau:
Kiểm tra mắt: Làm điều này thường xuyên ngay cả khi bạn cảm thấy mọi thứ vẫn tốt.
Kiểm soát tình trạng sức khỏe mãn tính: Một số bệnh như tiểu đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn nếu bạn không được điều trị thích hợp.
Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời: Đeo kính râm giúp ngăn tia cực tím (UV).
Ngăn ngừa chấn thương mắt: Nên đeo kính để bảo vệ mắt khi làm một số việc, chẳng hạn như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc sử dụng các sản phẩm khác có khói độc.
Ăn uống lành mạnh: Cố gắng ăn nhiều rau xanh và trái cây. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn ăn nhiều cá có chứa axit béo omega-3 như cá ngừ và cá hồi, mắt sẽ nhận được nhiều lợi ích đáng kể.
Đừng hút thuốc: Cũng như việc hút thuốc không tốt cho nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, hút thuốc cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đôi mắt.
Sử dụng kính điều chỉnh phù hợp: Các ống kính phù hợp tối ưu tầm nhìn của bạn. Kiểm tra thường xuyên sẽ đảm bảo rằng kính của bạn phù hợp. Có bằng chứng cho thấy việc đeo cận thị không phù hợp với tình trạng bệnh có thể làm tăng sự phát triển của bệnh.
Sử dụng ánh sáng tốt: Bật thêm đèn để có đủ ánh sáng, tầm nhìn sẽ tốt hơn.
Giảm mỏi mắt: Rời máy tính hoặc công việc đang làm, ngay cả việc đọc sách, cứ sau 20 phút hãy để mắt nghỉ ngơi trong 20 giây để nhìn một vật cách xa tầm 6 mét.
Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Đột ngột mất thị lực ở một mắt kèm theo hoặc cảm giác đau hoặc không; đột ngột mờ hoặc nhìn mờ; nhìn bóng đôi; hoặc thấy ánh sáng nhấp nháy, đốm đen hoặc quầng sáng xung quanh đèn. Những điều này có thể là biểu hiện cho một tình trạng sức khỏe xấu ở mắt.
Nguồn dịch:
1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nearsightedness/diagnosis-treatment/drc-20375561
2. https://www.reviewofophthalmology.com/article/myopia-causes-and-treatments
3. https://www.reviewofoptometry.com/article/myopia-treatments-how-to-choose-and-when-to-use