Phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp trong mùa dịch

Minh Ngọc
11/08/2021 - 18:56
Phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp trong mùa dịch
Trong mùa dịch Covid-19 này, việc thoái hóa khớp phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, việc không thể ra ngoài tập luyện khiến cơn đau ngày càng tăng mạnh. Áp dụng một số phương pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm đau do thoái hóa khớp trong thời điểm giãn cách.

Có một số phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp tập luyện tại chỗ, chườm giảm đau bằng nghệ, gừng hoặc tỏi... Trong thời điểm giãn cách xã hội, người bệnh thoái hóa khớp do không được vận động nhiều, không thể ra ngoài tập luyện nên cơn đau thường diễn ra dai dẳng, kèm theo yếu tố lo lắng, stress vì dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi.

1. Căn bệnh thoái hóa khớp và các biến chứng nguy hiểm

Thoái hóa khớp là căn bệnh khá phổ biến liên quan đến viêm khớp gây ra bởi sự bào mòn và rách sụn - mô bảo vệ đầu xương và khớp.

Các triệu chứng thông thường của thoái hóa khớp gồm: đau và cứng khớp. gai xương, cảm giác xương lạo xạo khi chạm vào nhau.

Tiết lộ phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp trong mùa dịch giãn cách - Ảnh 1.

Phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp trong thời điểm giãn cách - Ảnh: Internet


Thoái hóa khớp dẫn đến một vài biến chứng như rối loạn giấc ngủ do các chuyển động bị hạn chế và cứng khớp. Ngoài ra thoái hóa khớp cũng làm giảm năng suất làm việc, ngại vận động gây tăng cân không kiểm soát, vôi hóa sụn khớp, hoại tử và dẫn đến gãy xương...

2. Phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp trong mùa dịch

- Tập thể dục thường xuyên tại nhà

Bệnh nhân nên biết rằng không có phương pháp nào chữa lành thoái hóa khớp mà chỉ điều trị nhằm giảm các triệu chứng mắc phải. Điều quan trọng nhất là thường xuyên vận động, vật lý trị liệu để giúp bạn vận động dễ hơn.

Các bài tập giúp các cơ, dây chằng và các túi hoạt dịch quanh khớp tiết dịch để nuôi dưỡng sụn khớp và bôi trơn.

Tiết lộ phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp trong mùa dịch giãn cách - Ảnh 2.

Tập thể dục thường xuyên tại nhà giúp giảm đau thoái hóa khớp - Ảnh: internet

Tuy nhiên trong thời điểm giãn cách, mọi người đều hạn chế ra khỏi nhà, vì vậy chỉ luyện tập được trong nhà. Các bài tập phù hợp để cơ khớp linh hoạt như: thái cực quyền, yoga kết hợp châm cứu. Người bệnh thoái hóa khớp không nên tập cường độ quá cao.

- Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng sẽ giúp kéo dài thời gian khỏe mạnh của khớp gối, làm chậm quá trình thoái hóa.

- Cắt giảm lượng chất béo, tinh bột

Do rất nhiều người bệnh thoái hóa khớp gặp vấn đề về cân nặng, và khi không kiểm soát được trọng lượng, phần sụn khớp sẽ bị ảnh hưởng và làm cho bệnh càng nặng hơn.

- Một số mẹo giảm lượng chất béo, tinh bột

Ăn các khẩu phần nhỏ và chia thành nhiều bữa, người bệnh sẽ phòng tránh được ăn quá nhiều vào 1 thời điểm. Việc chia nhỏ nhiều bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa chất béo tốt hơn, tránh tăng cân nặng.

Tiết lộ phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp trong mùa dịch giãn cách - Ảnh 3.

Giảm đau do thoái hóa khớp bằng chế độ ăn phù hợp - Ảnh: Internet

Tránh đồ uống có đường: những loại nước ngọt, hay sinh tố cho đường, cafe đều có lượng calo cao, hoàn toàn không tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp.

Chuyển sang ăn đồ ăn từ thực vật: Đồ ăn có nguồn gốc từ thực vật mang lại lượng protein, chất béo dễ chuyển hóa hơn hẳn so với đồ ăn động vật.

Ăn nhiều rau, trái cây đều là những thực phẩm chống oxy hóa tốt, bảo vệ tế bào xung quanh khớp gối được trơn đều, các loại phổ biến như: táo, hành tây, dâu tây…

- Cung cấp đủ vitamin

Ngoài các chất dinh dưỡng thì nhiều loại vitamin C,D cũng không thể thiếu. Theo các chuyên gia, vitamin C giúp tái tạo lại collagen và mô liên kết giúp xương chắc khỏe và tăng tường vitamin D giúp cơ thể tổng hợp lượng canxi, phốt pho để duy trì hệ xương vững chãi.

Vitamin C có nhiều từ trái cây như ớt đỏ, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải… còn vitamin D có nhiều khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm.

- Tiêm phòng vaccine COVID-19

Hiện tại, không có chống chỉ định đối với vaccine COVID-19 dành riêng cho người mắc thoái hóa khớp, ngoại trừ trường hợp có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của vaccine.

Ngoài dị ứng, nếu người bệnh không có các bệnh cấp tính, rối loạn đông máu, suy gan… thì nên tiêm phòng vaccine COVID-19 càng sớm càng tốt.

Tiết lộ phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp trong mùa dịch giãn cách - Ảnh 4.

Không có chống chỉ định đối với vaccine COVID-19 dành riêng cho người mắc thoái hóa khớp- Ảnh: Internet

Đối với người bị thoái hóa khớp đang sử dụng thuốc kháng viêm không steroid và thuốc Paracetamol để giảm đau xương khớp thì nên ngừng sử dụng thuốc trong ngày tiêm vaccine COVID-19, sau đó có thể sử dụng lại theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, tất cả loại thuốc như tăng huyết áp, thuốc đái tháo đường… người bệnh vẫn sử dụng như bình thường với các chỉ định trước đó từ bác sĩ.

- Những loại đồ uống giảm đau do thoái hóa khớp

Uống trà gừng: Trong gừng giàu chất chống oxy hóa và uống từ 2-3 tách trà gừng mỗi ngày sẽ giúp giảm đau, bớt sưng và viêm ở vùng xương khớp.

Nước nghệ pha mật ong: Sử dụng 2 lần 1 ngày liên tục trong vài ngày, trong nghệ có hoạt chất curcumin có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Trà xanh: giúp ngăn chặn và kiểm soát các triệu chứng của viêm xương khớp, thoái hóa, ngoài ra trà xanh còn giúp bảo vệ mật độ xương và duy trì sức mạnh của xương.

Tỏi: trong tỏi giàu lưu huỳnh và selen làm giảm đau khớp, viêm khớp. Sử dụng 2-3 tép/ngày sẽ tăng mức selen trong cơ thể giúp chống lại bệnh thấp khớp.

Ngoài ra, người bệnh cần phối hợp thêm các phương pháp khác như vận động thường xuyên, xoa bóp, chườm nóng và lạnh để duy trì sức khỏe trong mùa dịch bệnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm