pnvnonline@phunuvietnam.vn
Làm cha mẹ
Podcast: Bảo vệ con - bắt đầu từ hiểu biết
Theo số liệu báo cáo của 19/52 Ban Dân tộc các tỉnh (nay là Sở Dân tộc và Tôn giáo) về các vụ việc liên quan đến trẻ em bị xâm hại trong năm 2022, có tổng số 1.183 trẻ em DTTS bị xâm hại theo các hình thức bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc và các hình thức gây tổn hại khác.
Theo Ủy ban Dân tộc (nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo), xâm hại trẻ em không chỉ diễn ra trong cộng đồng mà còn diễn ra ngay tại gia đình. Đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi. Các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em thường xảy ra như bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục,… các vụ việc xâm hại xảy ra tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, một số vụ việc người thân không dám tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em do chính người thân trong gia đình thực hiện gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương, vi phạm nghiêm trọng đạo đức lối sống và truyền thống văn hóa.
Nâng cao kiến thức kỹ năng, thực hiện bình đẳng giới được xem là chìa khóa để chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc về bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cũng như cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em DTTS khỏi bị xâm hại.
Để nâng cao hơn nữa những kiến thức pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, mời bà con cùng nghe câu chuyện truyền thanh "Bảo vệ con - bắt đầu từ hiểu biết".