pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chính trị - Xã hội
Podcast: Để phụ nữ Raglai thoát khỏi vòng bạo lực gia đình
Bạo lực giới và bạo lực gia đình chưa bao giờ là chuyện cũ đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sự cam chịu, nín lặng của chị em ở vùng cao đã khiến nạn bạo hành trong nhiều gia đình không dễ gì xóa bỏ.
Theo Điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9%) từng chịu ít nhất 1 hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hay kinh tế, hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong đời. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số bị bạo lực khá cao. Đơn cử: Tỉ lệ phụ nữ dân tộc Nùng bị bạo lực thể xác và tình dục lên tới hơn 42%. Có tới gần 55% phụ nữ Mông bị kiểm soát, không được nói lên suy nghĩ của mình, không được đi tới nơi mình muốn. Trong khi đó, có tới hơn 70% phụ nữ Dao bị bạo hành về mặt kinh tế, không được nắm giữ tài chính.
Là cộng đồng dân tộc theo chế độ mẫu hệ, tuy nhiên trước đây ở cộng đồng người dân tộc Raglai, tình trạng bạo lực gia đình diễn ra tương đối phổ biến. Người phụ nữ Raglai vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng trong cuộc sống hôn nhân, gia đình. Vậy làm thế nào Để phụ nữ Raglai thoát khỏi vòng bạo lực gia đình? Đây chính là chủ đề trong chương trình Podcast Kỹ năng mỗi ngày số này.
Khách mời của chương trình là chị Pi Năng Thị Nam, Chủ tịch Hội LHPN xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận - người đã có 21 năm kinh nghiệm làm công tác vận động tuyên truyền nhằm cải thiện tình trạng bạo lực gia đình diễn ra trong cộng đồng người dân tộc Raglai tại địa phương.
Podcast tiếng Raglai: Để phụ nữ Raglai thoát khỏi vòng bạo lực gia đình