Lao động - Việc làm

Podcast: Phụ nữ Chăm Islam phát triển kinh tế hộ gia đình từ nghề truyền thống

Nhóm PV 19/09/2024 - 11:19 PM
An Giang có nhiều sản phẩm truyền thống độc đáo do đồng bào dân tộc thiểu số làm nên. Trong đó, sản phẩm thổ cẩm do những đôi tay khéo léo của các phụ nữ đồng bào Chăm Islam đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, vừa giúp bà con phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần đa dạng các sản phẩm, phát triển du lịch của tỉnh nhà.

An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhờ lợi thế địa hình có đồng bằng do phù sa sông Mê Kông bồi đắp và đồi núi với nhiều phong cảnh thưởng ngoạn cùng nền văn hóa phong phú, đặc sắc. 

Bên cạnh đó, An Giang còn có lợi thế phát triển du lịch sinh thái đặc trưng như du lịch sông nước và du lịch nông nghiệp. Đó là rừng tràm Trà Sư (mô hình rừng ngập nước tiêu biểu của vùng Tây sông Hậu), chợ nổi Long Xuyên, làng Chăm, cù lao Ông Hổ, cù lao Giêng và các điểm tham quan thuộc dãy Thất Sơn… Nơi đây còn nhiều giá trị văn hóa như tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam (ở Châu Đốc); nền văn hóa cổ đại Óc Eo - Ba Thê (ở Thoại Sơn); khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (ở Long Xuyên); khu di tích lịch sử Tức Dụp (ở Tri Tôn); Nhà mồ Ba Chúc (ở Tri Tôn).

Đặc biệt, An Giang có nhiều sản phẩm truyền thống độc đáo do đồng bào dân tộc thiểu số làm nên, có thể kể đến: thổ cẩm Khmer, tranh lá thốt nốt…; các đặc sản ẩm thực như: mắm, khô, đường thốt nốt, bánh bò Chăm, Tung lò mò… Trong đó, sản phẩm thổ cẩm do những đôi tay khéo léo của các phụ nữ đồng bào Chăm Islam tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, An Giang đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, vừa giúp bà con phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần đa dạng các sản phẩm, phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Có thể nói, ngoài việc chăm chút làm nên các sản phẩm truyền thống đẹp, bán để tăng thêm nguồn thu cho gia đình, đồng bào Chăm Islam ở An Giang rất quan tâm và ý thức trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Bằng chứng là đồng bào rất quan tâm, giữ gìn nét riêng và phát huy các nghề truyền thống. Và cũng vì thế, các sản phẩm của đồng bào Chăm Islam ở An Giang đã góp 1 phần không nhỏ vào bức tranh văn hoá tươi đẹp của vùng đất Chín rồng này. Ngoài ý nghĩa giữ gìn nét văn hoá đặc trưng, tăng nguồn thu cho gia đình, các sản phẩm truyền thống của bà con đồng Chăm Islam đóng góp lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh An Giang thời gian qua. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn