Quả sung ngâm đường phèn trị bệnh gì?

Anh Dũng
15/07/2022 - 14:40
Trong Đông Y, quả sung là loại quả có tác dụng nhuận tràng, hiệu quả trong hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Vậy quả sung ngâm đường phèn trị bệnh gì hiệu quả?

Quả sung có một số loại tên khác như: vô hoa quả, thiên sinh tử, nãi tương quả, mật quả...

Theo nghiên cứu hiện đại, trái sung có chứa rất nhiều chất gồm: glucose, saccarose, các loại acid, auxin và các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... không những thế, quả sung còn chứa vitamin như C, B1...

Các nghiên cứu dược lý được thực nghiệm bước đầu cho thấy rằng, quả sung là loại quả có tác dụng nhuận tràng, giúp hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

1. Quả sung có tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Theo y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt và tính bình, vì thế quả sung có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu và nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng và giải độc. Việc sử dụng quả sung còn hỗ trợ chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón hoặc bệnh trĩ xuất huyết và sa trực tràng, viêm họng hoặc ho. Sản phụ bị thiếu sữa, mụn nhọt lở loét hay chán ăn, bị phong thấp có thể ăn sung để hỗ trợ cải thiện.

Trái sung ngâm đường phèn trị bệnh gì? - Ảnh 2.

Quả sung hay còn gọi là trái sung và còn có một số loại tên khác - Ảnh Internet

Không những thế, quả sung còn có tác dụng tốt trong việc cải thiện bệnh trào ngược dạ dày và hỗ trợ khắc phục một số các triệu chứng khác như ợ nóng, bị đầy bụng hoặc bị chướng bụng, khó tiêu và chán ăn, ăn không ngon miệng.

Ngoài ra, vì vị ngọt và tính ấm nên quả sung còn rất tốt trong việc thanh nhiệt cho cơ thể, đồng thời giúp thải độc tố và lợi tiểu cũng như chữa phong thấp, mụn nhọt và một số các bệnh ngoài da khác.

2. Trái sung ngâm đường phèn trị bệnh gì?

Trái sung ngâm đường phèn được sử dụng để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, đây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Cách thực hiện tương đối đơn giản, cụ thể:

- Chuẩn bị khoảng 15 quả sung, kèm theo đó là đường phèn, thịt bò.

- Thực hiện nấu cháo sung:

Rửa sạch sung đã được chuẩn bị, sau đó bổ đôi hoặc có thể cắt nhỏ thành từng miếng sao cho vừa miệng ăn. Tiếp đến là mang gạo đi vo sạch và đem nấu với một lít nước.

- Khi gạo sôi và được khoảng 10 phút thì đem sung và đường phèn vào cho cùng với nhau.

- Tiếp đến đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

Trái sung ngâm đường phèn trị bệnh gì? - Ảnh 3.

Trái sung ngâm đường phèn trị bệnh gì? Nấu cháo trái sung, đường phèn hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày - Ảnh Internet

- Đem thịt bò được chuẩn bị sẵn rửa sạch và băm nhuyễn. Sau đó phi tỏi, hành cho thơm, cho thịt bò vào cùng đảo đều cho đến khi thịt chín, nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.

- Đổ cháo ra tô và cho thịt bò lên bề mặt cháo, thưởng thức ngay khi cháo còn nóng.

Người bệnh có thể sử dụng thực đơn từ quả sung, đường phèn và thịt bò nấu cháo từ 3 đến 4 lần/tuần.

3. Cần lưu ý gì khi sử dụng quả sung hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày?

Quả sung được sử dụng đúng cách có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng bài thuốc này, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Đây là phương pháp chỉ thích hợp đối với những bệnh nhân vừa mới phát bệnh. Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ và chưa có xuất hiện kèm theo các biến chứng nguy hiểm.

Đối với những bệnh nhân đã mắc trào ngược dạ dày nặng, khi cơ thể bị suy yếu hoặc đã xuất hiện các biến chứng thì người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị bệnh chuyên sâu.

- Khi sử dụng quả sung để điều trị trào ngược dạ dày thì người bệnh cũng cần kiên trì, cần một thời gian dài thì các dưỡng chất từ quả sung mới có thể thấm sâu và phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Hơn nữa, dưỡng chất có trong quả sung còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, tuy nhiên lại có hại cho những người bệnh bị tụt đường huyết.

Trái sung ngâm đường phèn trị bệnh gì? - Ảnh 4.

Nếu điều trị bệnh bằng trái sung không thuyên giảm, cần tìm đến cơ sở y tế và bác sĩ chuyên khoa để có các phác đồ điều trị mới phù hợp, hiệu quả hơn - Ảnh Internet

- Đối với người dị ứng phấn hoa hoặc mủ cao su thì không nên sử dụng các bài thuốc từ quả sung vì có nguy cơ cũng bị dị ứng với mủ loại quả này.

- Lưu ý, dù quả sung là loại quả có chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng và điều trị bệnh lý khác nhau. Nhưng việc lạm dụng các bài thuốc từ quả sung để chữa trào ngược dạ dày còn có thể gây ra bệnh tiêu chảy.

- Đối với bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì không nên sử dụng các bài thuốc từ quả sung vì lượng vitamin K có trong quả sung có khả năng làm đông máu.

- Việc ăn quá nhiều quả sung có thể gây xuất huyết trực tràng, âm đạo và võng mạc nên cần bổ sung với hàm lượng vừa đủ.

- Quả sung có chứa oxalate không tốt cho những bệnh nhân bị bệnh thận cũng như các bệnh lý có liên quan đến túi mật. Hơn nữa, lượng oxalate có trong quả sung còn có khả năng ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Việc này sẽ khiến xương khớp của người bệnh suy yếu và gây ra bệnh loãng xương, tê tay, tê chân, giảm trí nhớ ở người bệnh.

- Khi sử dụng quả sung để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc bệnh tình của người bệnh không thuyên giảm thì cần tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra các định hướng điều trị phù hợp hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Đồng thời cần cung cấp các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, cá, trứng, sữa và các loại tinh bột để cải thiện bệnh lý tốt hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm