Quỹ phòng thủ dân sự phải đảm bảo công khai, minh bạch

Hải Yến
09/11/2022 - 21:32
Quỹ phòng thủ dân sự phải đảm bảo công khai, minh bạch

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang phát biểu tại hội trường

Chiều 9/11, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận dự án luật Phòng thủ dân sự tại hội trường và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã giải trình các vấn đề đại biểu nêu.

Theo dự thảo, phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Đại biểu Siu Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng, trong dự án Luật cần quy định rõ hơn về khái niệm "tình trạng khẩn cấp". Thực tiễn đối phó với tình trạng dịch bệnh Covid 19 vừa qua đã cho thấy, có giai đoạn cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức cao hơn và lâu dài hơn. Ngoài ra, việc huy động nguồn lực thực hiện việc giải quyết các sự cố trong tình trạng khẩn cấp cũng là vấn đề cần được ưu tiên.

Quỹ phòng thủ dân sự phải đảm bảo công khai, minh bạch - Ảnh 1.

Đại biểu Siu Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai

Về huy động các nguồn lực và Quỹ phòng thủ dân sự, đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang băn khoăn, việc điều tiết từ các nguồn khác sang Quỹ phòng thủ dân sự thì được thực hiện như thế nào, cho những lĩnh vực gì và ai là người có thẩm quyền để điều tiết… Do đó, đề nghị cần phải có quy định cụ thể. Bên cạnh đó, việc điều tiết cần đảm bảo công khai, minh bạch và với nội dung này, đại biểu đề nghị Chính phủ quy định chi tiết rõ hơn.

Quỹ phòng thủ dân sự phải đảm bảo công khai, minh bạch - Ảnh 2.

Tăng cường ứng dụng khoa học nghệ trong phòng thủ dân sự

Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho rằng, việc ứng dụng khoa học nghệ trong phòng thủ dân sự góp phần vào phòng chống thảm họa, sự cố nên cần được tăng cường.

Tại Điều 7 về khoa học và công nghệ trong phòng thủ dân sự, dự thảo Luật đã dành riêng một điều quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực này là cần thiết. Nội dung ứng dụng khoa học, công nghệ cơ bản đầy đủ nếu được triển khai thực hiện nghiêm túc trong thực tế sẽ giúp cho công tác phòng thủ dân sự đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phòng ngừa, ứng phó thảm họa, sự cố.

Quỹ phòng thủ dân sự phải đảm bảo công khai, minh bạch - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Huế đề nghị nghiên cứu bổ sung vào Khoản 1 để đảm bảo đầy đủ hơn trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ. Theo đó, việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng thủ dân sự không chỉ trong đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự dân sinh mà còn được ứng dụng cả trong các hoạt động và trang thiết bị phòng thủ dân sự.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là cần thiết, tuy nhiên dự thảo Luật "quy định quá chung chung." Cần quy định từng chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực để dễ thực hiện.

Về cấp độ phòng thủ dân sự, dự thảo quy định gồm 4 cấp và tương ứng mỗi cấp quy định trách nhiệm của chính quyền là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị mỗi cấp độ phải thực hiện nhiệm vụ cần quy định cụ thể để tránh bỏ sót; đồng thời cần rõ hơn trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền.

Cho ý kiến về quy định về cơ quan chỉ huy, chỉ đạo phòng thủ dân sự thống nhất Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự từ Trung ương đến tỉnh để thống nhất chỉ đạo tập trung, gọn đầu mối, phân công, phân cấp rõ ràng, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cần nói rõ ở cấp huyện, xã có Ban Chỉ đạo hay không.

"Về lực lượng phòng thủ dân sự, nên quy định rõ mỗi lực lượng tham gia cần cụ thể, trách nhiệm, lực lượng nào chủ trì, lực lượng nào làm nòng cốt," đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa, hoàn thiện dự án Luật, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng cao nhất yêu cầu phòng thủ dân sự.

Quỹ phòng thủ dân sự phải đảm bảo công khai, minh bạch - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình

Về phạm vi điều chỉnh của luật, để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với mức độ thảm họa, sự cố, bảo đảm không chồng chéo với luật chuyên ngành, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự cũng đã quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của sự cố và các cấp độ phòng thủ dân sự, cũng như các biện pháp trong từng cấp độ phòng thủ dân sự.

Về đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố, Bộ trưởng cho biết hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cách thức, tiêu chí phân loại, đánh giá mức độ rủi ro do các loại hình thiên tai, dịch bệnh, sự cố.

Dự thảo Luật quy định tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố gồm: phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm hoạ, sự cố; đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố; diễn biến, khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố; khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và lực lượng tham gia phòng thủ dân sự.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm