pnvnonline@phunuvietnam.vn
Răng vĩnh viễn bị lung lay: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
- 1. Răng vĩnh viễn bị lung lay do nguyên nhân nào?
- 1.1. Răng vĩnh viễn bị lung lay do viêm nha chu
- 1.2. Răng bị lung lay do tổn thương
- 1.3. Loãng xương khiến răng bị lung lay
- 1.4. Răng lung lay ở bà bầu
- 2. Biện pháp khắc phục tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành
- 2.1. Viêm nha chu khiến răng bị lung lay
- 2.2. Răng lung lay do mang thai
- 2.3. Loãng xương hoặc tổn thương khiến răng lung lay
Thực tế, tình trạng răng lung lay ở người lớn có thể xảy ra khi người lớn gặp vấn đề sức khỏe răng miệng. Do đó, nếu răng vĩnh viễn bị lung lay tuyệt đối không được chủ quan, cần tìm tới bệnh viện để thăm khám kịp thời.
1. Răng vĩnh viễn bị lung lay do nguyên nhân nào?
Đối với người trưởng thành thì răng vĩnh viễn nếu như bị rung thì răng không thể tự mọc lại. Điều này cho biết rằng, người bệnh không nên chủ quan với tình trạng răng bị lung lay và cần tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này để điều trị sớm.
1.1. Răng vĩnh viễn bị lung lay do viêm nha chu
Viêm nha chu hay còn được biết đến là bệnh nướu răng, đây là tình trạng viêm, nhiễm trùng và tổn thương ở nướu răng.
Thực chất, bệnh lý viêm nha chu là bệnh lý nha khoa xảy ra tương đối phổ biến ở người trưởng thành. Trong đó có tới khoảng 50% số người từng bị viêm nha chu ít nhất 1 lần trong đời ở thời điểm nào đó.
Viêm nha chu răng xảy ra thường do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, điều này khiến cặn thức ăn thừa bị bỏ lại bám vào các khe răng. Đối với những mảng bám này, môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển thì dần dần có thể tạo thành mảng cao răng cứng bám lại ở răng.
Đọc thêm:
- Tìm hiểu tổng quan về bệnh viêm nha chu
- Tìm hiểu những biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách
Trong khi đó, cao răng sẽ chiếm vị trí của nướu và khiến cho răng bị tụt ra khỏi nướu. Do đó, theo thời gian thì chân răng và các mô hỗ trợ răng sẽ bị tấn công, điều này khiến cho răng bị lung lay.
Có thể thấy, răng lung lay được biết là triệu chứng của viêm nha chu cuối cùng khi bị viêm nha chu không nhận được điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu thường gặp khi bị viêm nha chu như: chảy máu chân răng, nướu răng sưng đỏ, nướu bị sưng, đau. Viêm nha chu là bệnh thường gặp và không quá khó khăn trong điều trị nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
1.2. Răng bị lung lay do tổn thương
Thực tế cho thấy, nếu răng đang khỏe mạnh nhưng bỗng dung bị lung lay sau một chấn thương mạnh có liên quan thì tổn thương này xảy ra thường khá nặng, có thể làm hỏng một phần hoặc toàn bộ mô xung quan răng và răng. Ngoài ra, tổn thương trên răng này còn gây sứt mẻ, lung lay và những trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây mất răng.
Không chỉ các chấn thương không mong muốn mà một số tình trạng răng bị tổn thương và lung lay còn có thể xảy ra do thói quen nghiến răng. Nghiến răng là mọt thói quen gây tổn hại đến sức khỏe của răng.
Nếu phát hiện răng bị lung lay do các chấn thương hoặc tự dưng kiểm tra răng phát hiện ra tình trạng răng lung lay thì nên sớm tới phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời tránh bị mất răng hoặc chịu các tổn thương răng lợi lâu dài.
1.3. Loãng xương khiến răng bị lung lay
Răng bị lung lay còn có thể xảy ra do loãng xương. Loãng xương được biết đến là bệnh khiến cho xương bị suy yếu, giòn và xốp cũng như dễ vỡ và gãy hơn. Tình trạng loãng xương còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nghiêm trọng.
Trong khi xương ở ổ răng bị loãng xương sẽ trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn do tác động lực hoặc hoạt động nhai đồ ăn hằng ngày.
Tình trạng răng vĩnh viễn lung lay còn có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh loãng xương. Trong khi đó, bệnh nhân nên sớm điều trị bằng thuốc và dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng này.
Nếu như nhận điều trị hiệu quả, sức khoẻ răng miệng sẽ nhanh chóng được hồi phục. Đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mất răng do loãng xương. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng loãng xương không được điều trị kịp thời có thể gây hoại tử xương hàm và mất răng vĩnh viễn.
1.4. Răng lung lay ở bà bầu
Phụ nữ mang thai có những thay đổi trong cơ thể, đặc biệt chính là sự tăng cao của hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone, đều gây ảnh hưởng đến xương cũng như mô trong miệng.
Hơn nữa, xương và các dây chằng răng còn có chức năng cố định vị trí răng ở phụ nữ mang thai thường bị yếu hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến răng ở phụ nữ mang thai bị lung lay.
Đọc thêm: Bà bầu bị đau răng phải làm sao? Cách phòng ngừa đau răng khi mang thai
Răng bị lung lay là một trong một số những vấn đề không kéo dài xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt khi sinh em bé xong thì tình trạng lung lay răng ở bà bầu sẽ biến mất.
Tuy nhiên, để răng cũng như xương khớp chắc khỏe hơn, phụ nữ mang thai vẫn nên tìm đến bác sĩ nếu như phát hiện các dấu hiệu bất thường ở răng miệng.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành
Muốn khắc phục được tình trạng răng bị lung lay ở người trưởng thành thì cần tìm ra nguyên nhân để điều trị triệt để bệnh mới mong răng bị lung lay được chữa khỏi.
2.1. Viêm nha chu khiến răng bị lung lay
Nếu răng lung lay do viêm nha chu thì người bệnh cần:
- Tới bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để lấy cao răng.
- Sau đó, vệ sinh chân răng và sử dụng thuốc để điều trị nướu răng bị nhiễm trùng.
- Ngoài ra, cần thay đổi thói quen vệ sinh cũng như chăm sóc răng miệng khoa học để nướu nhanh chóng hồi phục.
- Khắc phục được những vấn đề về viêm nha chu ở răng sẽ khiến tình trạng răng lung lay được cải thiện rõ rệt.
2.2. Răng lung lay do mang thai
Thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai khiến bà bầu bị răng lung lay. Lúc này, phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi, điều trị bệnh khoa học để cải thiện tình trạng răng bị lung lay hiệu quả.
Ngoài ra, tình trạng răng ở phụ nữ mang thai bị lung lay thực tế không quá nghiêm trọng và sớm có thể phục hồi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên chủ quan nếu răng bị lung lay trong thai kỳ và vẫn cần tìm đến bác sĩ để nhận điều trị tránh các biến chứng xảy ra.
2.3. Loãng xương hoặc tổn thương khiến răng lung lay
Tuỳ thuộc vào mức độ cũng như tổn thương chân răng mà bác sĩ thăm khám sẽ đưa ra các biện pháp điều trị và khắc phục tình trạng răng bị lung lay phù hợp với người bệnh. Trong khi đó, các biện pháp điều trị được áp dụng như sau:
- Phẫu thuật:
Đối với trường hợp bị tổn thương khiến răng bị lung lay thì phẫu thuật loại bỏ mô nướu bị viêm cùng các xương bị hư hại cũng như thực hiện hàn gắn nếu cần thiết là cách để ổn định cấu trúc răng.
- Ghép xương:
Biện pháp ghép xương được thực hiện ghép vào vị trí xương bị mất do bệnh nướu răng với mục đích ổn định vị trí của răng.
- Ghép mô mềm:
Những người bị viêm nướu răng nặng thì sẽ có hoại tử mô hoặc bị mất răng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kiểm tra và xem xét thực hiện ghép mô mềm để điều trị.
- Kiểm soát lượng đường huyết:
NGười bệnh bị răng lung lay nếu đồng thời mắc thêm bệnh tiểu đường thì cần chú ý kiểm soát chặt chẽ mức độ đường huyết khỏi nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng rất cao.
Đặc biệt, nếu điều trị sớm cần chú ý chăm sóc răng miệng và bổ sung canxi, các chất chắc khỏe xương để cải thiện và phục hồi tình trạng răng bị lung lay.
Tuy nhiên, nếu răng đã mất thì không thể phục hồi, lúc này chỉ còn cách trồng răng giả để bù lại vị trí răng thật đã mất vĩnh viễn.
Thực tế cho thấy rằng có nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Đặc biệt tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành. Do đó, không nên chủ quan nếu răng vĩnh viễn bị lung lay vì tình trạng này có thể tiến triển nặng và gây mất răng hoặc người bệnh có thể mắc bệnh lý nha khoa nghiêm trọng.
Khi gặp vấn đề sức khỏe răng miệng, cần tìm đến phòng khám nha khoa hoặc các bệnh viện uy tín để được nha sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp để sớm cải thiện tình hình sức khỏe răng miệng đang gặp phải.