Thầy Andy Trung – Giám đốc Trung tâm Tiếng nói tự kỷ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm như sau: Điều đầu tiên, hãy để bé làm quen với cây bút chì và cầm nó thường xuyên trước khi ta bắt đầu tập đọc, viết cho Trẻ. Ta phải xây dựng được cách cầm bút chì đúng cách.
Một ví dụ dễ dàng nhất là bài tập vẽ, tập tô. Các phụ huynh hãy cùng con thực hiện điều này.
Làm quen với bút bằng cách: Đặt bút vào lòng bàn tay và giữ chặt. Cố định và tập cùng bé với những bài tập tô theo màu sắc đa dạng. Nếu ổn, bạn có thể viết tên của bé, của mẹ, bố và người thân trong gia đình. Hầu hết trẻ từ 3-4 tuổi có thể làm được điều này. Dần dần, bé có thể tự viết và đọc được chữ cái để làm hành trang vào lớp 1.
Sẽ là thiếu nếu cơ tay, ngón tay của bé yếu, bạn giúp trẻ bóp các vật mềm như trái bóng căng, bột nặn, nhão để tạo cường độ bàn tay và sức của ngón tay. Từ những vật mềm rồi sang vật cứng đến khi bé mạnh mẽ lên.
Ngoài ra, một ví dụ như khuyến khích cho bé nhiệm vụ tưới cây bằng bình xịt, nặn đất sét kỹ thuật, nâng hạ đồ vật...
Nâng cao kỹ năng vận động tinh của trẻ tự kỷ thông qua một số môn học liên quan tới nghệ thuật như phấn, sơn, bút chì, chì màu, kéo, sách tô màu, thủ công hoặc sự khéo léo qua xâu chuỗi hạt để tăng độ khéo léo của ngón tay. Điều quan trọng là bạn phải hòa chung niềm vui và cùng nhau hoạt động chúng với trẻ.
Hãy để bé đứng và tô vẽ, viết trên bề mặt cao và thẳng đứng. Cổ tay của bé sẽ hiệu quả thông qua cách làm này. Bạn cũng có thể sử dụng giá vẽ để khuyết khích trẻ vẽ chiều ngang, dọc theo mong muốn.
Làm quen với bảng chữ cái ở mọi nơi, mọi lúc, trẻ sẽ vô tình hoặc thường xuyên hơn khi nhận diện và quen dần với nó. Tìm các trò chơi liên quan tới chữ cái như âm thanh chữ cái, tủ lạnh gắn chữ cái nam châm, đồ dùng thường xuyên mà trẻ hay sử dụng có hình ảnh hoặc mẫu từ chữ cái, tập hát bài hát bằng chữ cái....
Đọc truyện tranh cho trẻ nghe khi bạn có thời gian dỗi, đặc biệt chỉ đọc trong một khoảng thời gian ngắn để trẻ dễ dàng hơn khi lắng nghe và quen với chúng. Chúng ta đều biết sự nhàm chán của các bé trong một khoảng thời gian kéo dài. Bạn đặt nhiều cuốn sách để ở những nơi trẻ hay tới gần hoặc nội dung mà trẻ quan tâm.
Một số bạn rất thích họa tiết và tạo hình từ trang giấy, hãy để các bé thể hiện điều này để thêm phần thích thú. Hoặc các bé thích tên gì, chủ đề gì thì ta để các bé tập viết chủ đề đó và xây dựng nội dung theo sự phát triển của bé.
Hãy chú ý không gian và sự yên tĩnh của trẻ khi làm việc này. Tránh mất tập trung hay ánh sáng quá lớn, hoặc yếu ớt với bé khi làm việc ( đừng có mùi nhà bếp hay mùi khó chịu xung quanh bé). Nếu bé bối rối thì hãy sử dụng hình ảnh và giải thích cho bé như: “Viết chữ con chim – hình ảnh con chim ”.
Thời khóa biểu học là rất quan trọng trong việc tự giác và thói quen học tập của trẻ. Bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ nếu có 1 kế hoạch cụ thể và mục tiêu đạt được của bé. Nếu không, tất cả chỉ là Ơ và A. Và bạn cũng không quên nghĩ giải lao giữa buổi học, sẽ nhẹ nhàng cho trẻ.
Và chúng ta không thể quên các chuyên gia trong lĩnh vực này với các tư vấn và hỗ trợ trẻ phù hợp theo từng giai đoạn, thời điểm và các biểu hiện của bé, để giúp trẻ tự kỷ tự tin vào lớp 1.